Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Thu hút học sinh nước ngoài sang Việt Nam học tập

 Tiến sỹ Lê Trường Tùng cho rằng cần tìm mọi cách đưa sinh viên nước ngoài sang Việt Nam học tập Tiến sỹ Lê Trường Tùng cho rằng cần tìm mọi cách đưa sinh viên nước ngoài sang Việt Nam học tập

Tại Lễ tri ân nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, lãnh đạo Đại học FPT cùng nguyên lãnh đạo bộ, ngành, các giáo sư, viện sĩ đã ôn lại chặng đường mở đại học tư thục và đấu tranh xin thí điểm tự chủ.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại, Giáo sư Hồ Sỹ Thoảng, Giáo sư Hoàng Tuỵ, Giáo sư Mai Trọng Nhuận, cùng PGS. Trần Thị Kim Chi – cợ cố Giáo sư Nguyễn Văn Đạo đã mang đến Lễ tri ân một góc nhìn khác của đổi mới phương thức đào tạo giáo dục đại học.

Thu hút học sinh nước ngoài sang Việt Nam học tập - ảnh 1

GS. Hoàng Tụy chia sẻ tại chương trình

Nhận định về xu hướng phát triển hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, TS Lê Trường Tùng cho rằng: Các trường ĐH cũng giống như những tổ chức khác, giáo dục không thể đứng ngoài. Các trường đại học ở Việt Nam phải tìm cách cho sinh viên ngay trong thời gian trên ghế nhà trường đã có thể có những tố chất phù hợp với các công việc mang tính toàn cầu hóa.

TS. Tùng cho biết: Hiện nay, ĐH FPT đã xác định rõ chiến lược phát triển là “Sứ mệnh giảng dạy cho tốt” và hoạt động quốc tế hóa. Nhà trường cũng đã triển khai nhiều chương trình trao đổi sinh viên ngắn hạn với các trường đại học nước ngoài khác.

“Hiện nay tỉ lệ sinh viên nước ngoài học tại Đại học FPT còn chưa cao nhưng cũng tương đối đầy đủ các quốc tịch, từ châu Phi cho đến các nước ở Châu Á, châu Âu...”, TS. Tùng nói.

TS Lê Trường Tùng thể hiện niềm tin vào việc Chính phủ ngày càng nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng của giáo dục đại học thế giới.

Xã hội hoá giáo dục và Quốc tế hoá giáo dục là hai xu hướng phát triển lớn của giáo dục Việt Nam. Với Xã hội hoá giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chính sách dần thu hẹp khoảng cách giữa trường công và tư tại Việt Nam.

Còn Quốc tế hoá giáo dục có thể nhìn thấy từ số lượng tăng lên của các trường đại học quốc tế tại Việt Nam, cũng như thứ hạng tăng dần của nhiều trường Việt trên bảng xếp hạng thế giới.

"Với sự hỗ trợ của Chính phủ, 10 năm tới thách thức cho Đại học FPT sẽ không nằm ở trong nước mà chúng tôi tin Trường sẽ phải nỗ lực hết sức để tồn tại trên bản đồ giáo dục của khu vực và toàn cầu. Các trường đại học khác của Việt Nam cũng sẽ đi cùng dòng chảy và gặp cùng những thách thức này, chỉ là nhanh hay chậm thôi.”, TS. Lê Trường Tùng nhận định.

Sau 10 năm, Trường Đại học FPT là trường đầu tiên của Việt Nam được tổ chức xếp hạng đại học uy tín của thế giới – QS đánh giá Ba Sao.

Ở tuổi lên 10, Đại học FPT đã chính thức nhận giấy phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép thành lập phân hiệu tại Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. HCM.

Tới năm 2020, Trường dự kiến sẽ trở thành Mega University (Siêu đại học) với số lượng sinh viên toàn hệ thống lên tới 100.000 sinh viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét