Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Học sinh không thể vì bài thi tổ hợp mà xa rời sách giáo khoa

Thầy Vũ Khắc Ngọc (Giáo viên Hóa học Hệ thống giáo dục HOCMAI) Thầy Vũ Khắc Ngọc (Giáo viên Hóa học Hệ thống giáo dục HOCMAI)

Bài thi tổ hợp cần đảm bảo công bằng

Theo Dự thảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, kỳ thi sẽ có 5 bài thi bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong số đó, chỉ bài thi môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm.

Khi được hỏi về bài thi tổ hợp liên môn, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc (Giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI) nhận định: “Không thể phủ nhận việc tổ chức bài thi tổ hợp liên môn đem lại nhiều điểm tích cực dễ nhận thấy như rút ngắn thời gian thi, tiết kiệm chi phí ra đề và tổ chức thi, phần nào giảm bớt gánh nặng cho thí sinh. Tuy nhiên, nếu như tổ chức không khéo, bài thi tổ hợp liên môn sẽ dẫn đến sự không công bằng cho thí sinh”.

Sự không công bằng có thể xảy ra khi các trường ĐH, CĐ có thể tự chủ sử dụng điểm thành phần của từng môn cấu phần hoặc điểm của cả bài thi, kết hợp với các môn thi khác để xây dựng tổ hợp xét tuyển. Vì vậy, nếu chỉ quy định điểm liệt cho cả bài thi mà không quy định điểm liệt cho từng môn thi sẽ không tránh khỏi việc thí sinh dùng toàn bộ 90 phút để hoàn thành môn thi mà thí sinh đó xét tuyển đại học và “khoanh bừa” các môn còn lại trong tổ hợp.

Chưa kể đến việc rút ngắn từ 50 câu xuống còn 20 câu hỏi trắc nghiệm cũng không làm giảm gánh nặng và áp lực thi cử của học sinh vì chương trình học không thay đổi nên học sinh vẫn phải học toàn bộ chương trình theo SGK.

Giả thiết mà thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra để đảm bảo công bằng nhất là tổ chức bài thi liên môn theo hình thức chia nhỏ thời gian 30 phút/môn và thi riêng từng môn. Nhưng nếu như vậy, phương án này về cơ bản là không thay đổi so với những năm trước.

Học sinh cần giữ nhịp độ ôn tập và không xa rời SGK

Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, Bộ GD-ĐT mới chỉ công bố Dự thảo kỳ thi, sắp tới, chắc chắn Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quyết định chính thức trả lời tất cả những vấn đề học sinh đang băn khoăn. Đổi mới tuyển sinh phải đứng trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho học sinh nên chắc chắn Bộ GD-ĐT sẽ có những quyết định rõ ràng, hợp tình, hợp lí, thầy giáo nhấn mạnh.

Chưa kể đến, ngoài quy định của Bộ GD-ĐT, việc tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lựa chọn phương án tuyển sinh của các trường nên các trường ĐH, CĐ sẽ có những phương án để lựa chọn được thí sinh giỏi và đảm bảo tuyển sinh công bằng.

Vì vậy, quan trọng nhất ở thời đểm này, học sinh phải ổn định tâm lí, giữ vững nhịp độ ôn tập để không bị gián đoạn kiến thức. “Hình thức bài thi tổ hợp liên môn không làm thay đổi chương trình học vì SGK chưa hề có sự thay đổi. Học sinh đừng vì “Toán trắc nghiệm” hay “tổ hợp liên môn” mà lơ là SGK”, thầy Vũ Khắc Ngọc chia sẻ.

Thi trắc nghiệm, đặc biệt là trắc nghiệm liên môn KHTN với chỉ 20 câu hỏi/môn thi càng đỏi hòi cao hơn về tư duy làm bài trắc nghiệm và kĩ năng xử lí nhanh bài toán. Hình thức này tuy bắt kịp xu thế kiểm tra, đánh giá trên thế giới nhưng lại đặt ra câu hỏi lớn khi thực trạng hiện nay, cả học sinh và giáo viên THPT đều bị động với hình thức thi trắc nghiệm. Ở các trường THPT, bài kiểm tra học kỳ, 1 tiết hay 15 phút vẫn được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc tự luận có thêm 4 đáp án để thành trắc nghiệm.

Thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng: “Nếu thay đổi hình thức thi quốc gia, cần thay đổi tư duy dạy và học ở cấp THPT. Bản thân giáo viên THPT phải dạy học sinh làm quen với cách ra đề mới; các bài kiểm tra đánh giá trên lớp đều phải được ra dưới dạng một đề thi trắc nghiệm chuẩn mực như một quá trình tập dượt trước kỳ thi”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét