Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I công bố điểm chuẩn

Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân đã duyệt điểm xét tuyển vào đào tạo cao đẳng, trung cấp năm 2016 của nhà trường như sau:

Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I công bố điểm chuẩn - ảnh 1

Đọc tiếp »

Hiệu phó đưa 6 nữ sinh lớp 9 đi hát karaoke

UBND xã Bình Sơn (Triệu Sơn, Thanh Hóa) vừa gửi văn bản đề nghị chuyển công tác ông Nguyễn Thế Sơn, Hiệu phó Trường THCS Bình Sơn, do vi phạm đạo đức nhà giáo gây bức xúc dư luận và mất đoàn kết nội bộ. Hội phụ huynh học sinh nhà trường cũng ký đơn đề nghị yêu cầu xử lý nghiêm việc ông Sơn tự ý đưa 6 nữ sinh lớp 9 đi hát karaoke.

Ông Lê Văn Thanh, Hội trưởng phụ huynh học sinh Trường THCS Bình Sơn cho hay, vụ việc xảy ra từ năm 2014 nhưng không được giải quyết triệt để. Sau lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, 6 nữ sinh lớp 9 được ông Sơn dùng ôtô chở đi hát karaoke tại thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn, cách trường cả chục km. Sau đó, các em được đưa về cách nhà 4 km, phải đi bộ hoặc xin xe khác về.

Nhận thấy sự việc không bình thường nên Hội phụ huynh đề nghị UBND xã Bình Sơn và huyện Triệu Sơn làm rõ, ngăn chặn tình trạng này tái diễn với các nữ sinh khác trong trường.

Cũng theo đơn đề nghị của Hội phụ huynh học sinh, từ khi ông Sơn về trường đã gây mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm giáo viên..., không đúng với tư cách người thầy, người lãnh đạo.

Hiệu trưởng THCS Bình Sơn, thầy Nguyễn Thọ Bình cho hay, đã đến từng gia đình nữ sinh thẩm định và học sinh khẳng định có đi hát cùng thầy Sơn.

“Người thầy mà có lối sống như thế là vi phạm đạo đức, chưa đủ làm tấm gương để chúng tôi gửi gắm niềm tin…”, ông Lê Văn Thanh, Hội trưởng phụ huynh học sinh Trường THCS Bình Sơn nói.

Chủ tịch UBND xã Bình Sơn Ngân Văn Quý thông tin, sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh đã giao công an xã xác minh. “Sự việc là có thật”, ông Quý nói và cho hay vụ việc kéo dài gây mất an ninh chính trị, dư luận không tốt nên xã thống nhất đề xuất Phòng Giáo dục điều chuyển ông Sơn đi đơn vị khác song chưa được chấp thuận.

Đọc tiếp »

Cơ hội tìm hiểu nền giáo dục New Zealand

Là sự kiện thường niên do Tổ chức Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) cùng Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán New Zealand thực hiện, Triển lãm quy tụ hơn 40 trường uy tín, đại diện của ENZ, Cơ quan di trú New Zealand, Đại Sứ Quán cùng Lãnh Sự Quán New Zealand.

Đây là cơ hội duy nhất trong năm để tìm hiểu thêm về giáo dục New Zealand và những gì New Zealand có thể mang đến cho hành trình du học cũng như tương lai nghề nghiệp của du học sinh Việt Nam. Triển lãm giáo dục New Zealand lần này thu hút sự tham gia của hơn 40 trường uy tín hàng đầu New Zealand, bao gồm Đại học, Học viện Kỹ nghệ và Trung học phổ thông.

Đại diện của các trường sẽ tư vấn cụ thể cho phụ huynh và học sinh về các ngành học và điều kiện nhập học. Ngoài ra, đại diện của Cơ quan di trú New Zealand sẽ chia sẻ thông tin về thị thực du học, quyền làm việc của sinh viên quốc tế. Một điểm mới trong Triển lãm giáo dục 2016 là các hội thảo chuyên đề dành cho các sinh viên quan tâm đến bậc Tiến sĩ tại New Zealand với sự tư vấn trực tiếp từ các Đại học New Zealand.

Đặc biệt, với ngành công nghiệp hàng không hiệu quả bậc nhất thế giới cùng uy tín đào tạo phi công được công nhận trên toàn cầu, đây cũng là lần đầu tiên Triển lãm giáo dục New Zealand mang đến cho phụ huynh và học sinh Việt Nam các hội thảo chuyên đề về đào tạo hàng không và phi công tại New Zealand.

Những năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam theo học tại New Zealand đang tăng trưởng nhanh chóng, và Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khối ASEAN về lượng sinh viên quốc tế tại New Zealand. Hiện tại, có khoảng 2.000 du học sinh Việt Nam đang lựa chọn New Zealand là “mái nhà” thứ hai cho mình. Ba nhóm ngành được du học sinh Việt Nam lựa chọn phổ biến nhất là các ngành Quản lý & Thương mại, các ngành Khoa học Xã hội và Văn hóa, và các ngành Công nghệ thông tin.
Cơ hội tìm hiểu nền giáo dục New Zealand - ảnh 1
Tất cả các trường Đại học của New Zealand đều được xếp hạng trong 3% trường Đại học hàng đầu thế giới (theo xếp hạng của QS World University Rankings). Với phương pháp giảng dạy tiên tiến, lấy người học làm trung tâm, học sinh và sinh viên được tạo điều kiện để phát triển tối đa tiềm năng của bản thân để có khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, và biết phân tích vấn đề. Bằng cấp của New Zealand được quốc tế công nhận rộng rãi và đánh giá cao, là tấm hộ chiếu đi đến thành công cho du học sinh.

Triển lãm Giáo dục New Zealand 2016 mở cửa tự do chào đón tất cả phụ huynh và học sinh. Thông tin chi tiết và đăng ký tại http://www.studyinnewzealand.govt.nz/vn/nzfair/.

Triển lãm Giáo dục New Zealand 2016

· Thứ 7, 24/09/2016, 8:30g – 15:00g

Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM

· Chủ nhật, 25/09/2016, 8:30g – 15:00

Khách sạn Melia, 44 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Đọc tiếp »

Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò

Một sợi dây đeo không quá cầu kỳ nhưng lại trở thành một trào lưu cực “hot” được giới học trò săn lùng. Theo nhiều bạn chia sẻ, lý do khiến dây đeo đa năng Subo làm mưa làm gió thời gian qua bởi tính tiện dụng của dây đeo khi có thể vừa làm đẹp cho mình, vừa trang trí cho cặp xách, balo của các bạn. Thử nghía qua một vài kiểu dây được giới học trò ưa dùng này nhé!

Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò - ảnh 1

Cùng với mặt dây kem sữa chua Subo có nội dung“Soái ca chính là ta”, “Đẹp trai có gì sai”… thì dây đeo “Xinh gái có gì sai trái” rất được các bạn nữ ưa chuộng. Các câu nói ngộ nghĩnh này như một cách nghịch ngợm đáng yêu và đầy tự tin, bạn nhỉ?

Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò - ảnh 2

Một bạn nam có chiều cao “khiêm tốn” vẫn rất tự tin với dây đeo cổ “Thấp thấp nhưng… đẳng cấp!”. Các dây đeo đa năng Subo đều có nhiều màu sắc khác nhau và phù hợp với bất kỳ chiếc áo nào của bạn.

Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò - ảnh 3

Khi kết hợp hai dây đeo treo trên những chiếc cặp này, dây đeo đa năng Subo lại trở thành một phụ kiện điểm nhấn, giúp bạn gây chú ý với bạn bè xung quanh!

Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò - ảnh 4

Vừa khẳng định vẻ đẹp trai hot boy thứ thiệt của mình bằng câu “Soái ca chính là ta”và “Đẹp trai có gì sai?”, vừa tự tin với “Mắt một mí đầy ý chí” – Đó là cách mà bạn trai này kết hợp 3 dây đeo vừa là dây chuyền, vừa là móc khóa balo để khẳng định cá tính.

Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò - ảnh 5

Đồng phục học sinh với áo trắng quần/ váy xanh khiến ai cũng như ai, nhưng dây đeo đa năng với nhiều màu, nhiều hình ảnh đã giúp tạo ra sự khác biệt, cá tính riêng cho mỗi bạn trẻ.

Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò - ảnh 6

Bạn mũm mĩm, cận thị, mắt một mí, thậm chí là… nấm lùn đi chăng nữa thì cũng đừng tự ti mà hãy biến đó thành điểm mạnh của riêng mình bằng cách chọn dây: “Mũm mĩm thường…bí hiểm” hay “Kính cận tính cẩn thận”. Và còn nhiều nhiều những dây đeo có nội dung nhí nhảnh như “Tóc ngắn nhìn muốn cắn”, “Dáng cao yêu thể thao”…. tha hồ cho bạn lựa chọn.

Làm sao để có được những dây đeo đa năng đáng yêu như thế? Dễ ẹc: từ nay đến hết 10/10 hoặc đến khi hết hàng hóa dùng để khuyến mại, chỉ cần mua 10 cây kem sữa chua Subo là có ngay 1 dây cá tính.

Kem sữa chua Subo, một sản phẩm của thương hiệu quốc gia Vinamilk, khi ra mắt thị trường vào tháng 4 năm nay đã “khuấy động” các căn tin học đường và các điểm bán kem Vinamilk. Giá chỉ 3.000 đồng/ cây, kem sữa chua Subo nhanh chóng trở thành món ăn vặt và tráng miệng được yêu thích nhất của học trò cả nước: Sữa chua ngon tuyệt, nay được đông thành kem. Cắn một miếng vào là cảm nhận ngay độ dẻo, mịn của sữa chua, vị chua chua ngọt ngọt cùng hương trái cây, thật đúng là “ngon tuyệt đỉnh”

Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò - ảnh 7

Từ nay đến hết ngày 10/10/2016 (hoặc đến khi hết sản phẩm khuyến mãi), khi mua 10 cây kem sữa chua Subo, bạn sẽ đuợc tặng ngay 1 dây đeo đa năng cá tính.

Hãy sưu tập trọn bộ 10 dây đeo độc đáo để khẳng định cá tính với bạn bè từng ngày, bạn nhé!

Sản phẩm có bán tại các điểm bán kem Vinamilk, siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vinamilk trên toàn quốc


Đọc tiếp »

Tuyển sinh đào tạo nghề, gió đổi chiều

Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề ông Nguyễn Hồng MinhTổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề ông Nguyễn Hồng Minh

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho hay, điều ngạc nhiên là trước đây, các trường nghề luôn tuyển ồ ạt sau khi các trường ĐH đã xét tuyển xong. Năm nay, lại có sự biến động đổi chiều khi chỉ mới trong tháng 8 nhưng nhiều trường đã tuyển gần đủ chỉ tiêu!

Những năm gần đây, trung bình mỗi năm các cơ sở đào tạo nghề tuyển sinh trên dưới 2 triệu học viên ở cả 3 hệ: cao đẳng, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Trong đó, tỉ lệ học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm ngay chiếm khoảng trên 75%, ở một số nghề và một số trường nghề tỷ lệ này lên đến trên 90%.

Đặc biệt, các ngành nóng ở thời điểm hiện nay, các trường nghề đào tạo đến đâu doanh nghiệp xin đến đấy như: Điện dân dụng (sinh viên có việc làm 96%); Nghề Hàn (sinh viên có việc làm 91%); Nguội sửa chữa máy công cụ (91%); Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính (88%); Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí: 85%,...

Sau khi các trường nghề bàn giao học sinh, sinh viên, thường có yêu cầu doanh nghiệp đánh giá trình độ tay nghề cho thấy, 80% - 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo, trong đó có 30% học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng nghề từ khá trở lên. Ở một số nghề (nghề Hàn, nghề Dịch vụ nhà hàng, Nấu ăn, Thủy thủ tàu biển, điện, cầu đường, dầu khí, công nghệ thông tin...) kỹ năng nghề của một bộ phận lao động Việt Nam đã tiếp cận chuẩn khu vực và quốc tế.

Thưa ông, điểm mới trong mùa tuyển sinh trường nghề năm nay là gì? Nhiều trường nghề cam kết đầu ra có việc làm tới 90%, điều này có đúng không?

Đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên đăng ký theo học tại các cơ sở đào tạo nghề. Cụ thể, mức học phí của đa số các trường học viên phải đóng đều rất thấp chỉ từ 200.000 đồng - 350.000 đồng/ tháng. Học viên thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được miễn giảm học phí từ 50-100%, đặc biệt đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học trung cấp nghề được miễn 100% học phí. Chưa kể, đa số cơ sở đào tạo nghề hiện nay đều được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại nên khi vào học các em ở ký túc xá chi phí cực kỳ rẻ (chỉ khoảng 30.000 - 120.000 đồng/tháng) hoặc miễn phí.

Tổng cục xác định rõ cho các cơ sở đào tạo nghề, nhất là 45 trường nghề chất lượng cao, các trường có nghề trọng điểm phải đảm bảo đầu ra có việc làm cho học sinh, sinh viên. Các trường này từng bước hoạt động theo cơ chế tự chủ, nhà trường phải tự tìm kiếm các doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo, liên kết tạo đầu ra. Và có một thực tế hiện nay là nhiều ngành nghề trường không đào tạo đủ để giới thiệu cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đến tận trường tài trợ học bổng, trả lương trước để “xí phần” sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đào tạo nghề tiêu chuẩn Úc

Đi liền với việc mở rộng hệ thống trường nghề, điểm yếu của lao động Việt Nam trong hội nhập như ngoại ngữ, tay nghề có được quan tâm, thưa ông?

Bên cạnh việc đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên, đào tạo chú trọng kỹ năng nghề, ngoại ngữ đơn vị sẽ triển khai đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế với mục tiêu hết năm 2017 tiếp nhận, chuyển giao 34 bộ chương trình cấp độ quốc tế từ nước ngoài. Khi đó, sẽ đào tạo thí điểm cho khoảng 2.750 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Đến thời điểm này, Bộ LĐTB&XH đã thực hiện chuyển giao 20 bộ chương trình của 20 nghề từ Malaysia và Úc.

Thời gian tới, bộ tiếp tục thực hiện chuyển giao 14 bộ chương trình của 14 nghề từ Đức. Đối với bộ chương trình được chuyển giao từ Úc, trong tháng 8 đến trung tuần tháng 9 này, 25 trường cao đẳng nghề chất lượng cao đang tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn của Úc ở 12 nghề, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng của Úc (chuẩn quốc tế), sinh viên ra trường nếu có nguyện vọng và đạt chuẩn quy định sẽ được học liên thông lên đại học của Úc (xin truy cập Website: tcdn.gov.vn – trang tuyển sinh).

Một điểm cốt lõi nữa của sinh viên để tham gia thị trường lao động quốc tế trong quá trình hội nhập chính là ngoại ngữ. Trong giai đoạn 2016 – 2020, các trường sẽ tổ chức đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc cho gần 900 sinh viên, đầu vào sinh viên phải có trình độ tiếng Anh A2 theo khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu, và được nhà trường tổ chức đào tạo khoảng 6 tháng tiếng Anh để đạt trình độ tiếng Anh B1 theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu. Với chương trình này, sinh viên theo học nghề hoàn toàn bằng ngoại ngữ, giáo viên giảng dạy đã được phía Úc kiểm định và công nhận đạt chuẩn giáo viên của Úc, sinh viên tốt nghiệp được cấp 02 bằng (của Việt Nam và của Úc).

Giai đoạn từ 2017 – 2020, tiếp tục đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Đức thí điểm cho khoảng 2.750 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Sau năm 2020 khi kết thúc đào tạo thí điểm sẽ tổ chức đánh giá để tiếp tục đào tạo nhân rộng tại các trường cao đẳng của Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng quốc tế (Úc, Đức), góp phần bổ sung nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động khu vực ASEAN và thế giới.

Nhiều học sinh đăng ký học nghề là tín hiệu vui tuy nhiên hệ thống trường nghề làm gì để đào tạo trúng nhu cầu của thị trường, nếu không trong ít năm nữa sẽ diễn ra cảnh: nghề thừa, nghề thiếu?

Hàng năm, Bộ lao động Thương binh và Xã Hội đều có đơn vị khảo sát, điều tra nhu cầu các ngành nghề trên thị trường. Từ đó, có chỉ thị yêu cầu các trường tập trung đào tạo ngành mũi nhọn. Học viên khi đăng ký vào trường nghề bên cạnh đam mê, sở thích trường nào cũng có ban tuyển sinh, tư vấn tình hình thị trường để thí sinh hiểu và có quyết định chọn lựa. Tôi lấy ví dụ, những ngành nghề có tỉ lệ việc làm cao những năm gần đây luôn hút thí sinh, trong khi những nghề như; Kế toán, Văn thư lưu trữ… đã có rất ít học viên chọn lựa.

Đọc tiếp »

Điểm chuẩn trung cấp các trường Công an Nhân dân cao nhất là 30

Theo đó, điểm chuẩn hệ trung cấp các trường Công an nhân dân năm 2016 như sau:

Điểm chuẩn trung cấp các trường Công an Nhân dân cao nhất là 30 - ảnh 1
Điểm chuẩn trung cấp các trường Công an Nhân dân cao nhất là 30 - ảnh 2
Điểm chuẩn trung cấp các trường Công an Nhân dân cao nhất là 30 - ảnh 3
Điểm chuẩn trung cấp các trường Công an Nhân dân cao nhất là 30 - ảnh 4
Điểm chuẩn trung cấp các trường Công an Nhân dân cao nhất là 30 - ảnh 5
Đọc tiếp »

'Lều yêu thương' bùng nổ ở các trường đại học Trung Quốc

Những chiếc lều màu sắc được dựng lên ở phòng thể dục trường đại học. Những chiếc lều màu sắc được dựng lên ở phòng thể dục trường đại học.

Cứ đến mùa nhập học là nhiều trường đại học ở Trung Quốc lại biến các phòng tập thể dục thành khu “cắm trại” cho phụ huynh, một số người phải đi hàng nghìn km để đưa con tới trường và nói lời tạm biệt.

Trong suốt hơn 5 năm qua, Đại học Thiên Tân (phía Bắc Trung Quốc) đã cung cấp chỗ ở miễn phí cho các bậc phụ huynh. Đây là nơi mọi người gọi là “những chiếc lều tình yêu”.

Những trường khác thì để cha mẹ sinh viên nằm ngủ trên chiếu trong phòng thể dục.

"Đi học đại học là khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời, vì vậy cha mẹ tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội này", Xiong Jinqi - tân sinh viên Đại học Thiên Tân - cho biết.

Cha mẹ của anh đã cùng con trai bắt chuyến tàu dài 19 tiếng từ tỉnh Giang Tây ở miền Nam Trung Quốc tới đây.

“Cha mẹ tôi sẵn sàng đến, tận mắt nhìn thấy nơi mà cuộc sống trong bốn năm tới của tôi sẽ diễn ra ở đó”, Xiong nói.

Một thế hệ được chiều chuộng?

Hình ảnh tại phòng thể dục của các trường đại học với những chiếc lều màu sắc của phụ huynh đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc, làm dấy lên một cuộc tranh luận rằng liệu những đứa con một ở đất nước này có phải được nuông chiều thái quá hay không?

'Lều yêu thương' bùng nổ ở các trường đại học Trung Quốc - ảnh 1 Các bậc phụ huynh đi theo con đến tận trường đại học.
Một số người đã lên tiếng chỉ trích Đại học Thiên Tân, cho rằng ban giám hiệu nhà trường phải để cho cả các bậc phụ huynh và sinh viên độc lập hơn. Tất nhiên, “những bậc phụ huynh trực thăng”, những người thích can thiệp và quan tâm thái quá với con cái như vậy không phải là điều quá phổ biến ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, thế hệ con một ở Trung Quốc vẫn thường xuyên được cha mẹ và cả hai bên ông bà chăm sóc, khiến nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đã sản xuất ra một thế hệ thanh niên không thể hoặc không sẵn sàng tự chăm sóc bản thân mình.

Xiong Bingqi - phó giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 - cho rằng có lẽ vấn đề này đã bị “thổi phồng” lên.

“Đó là vấn đề thường xuyên xuất hiện ở Trung Quốc mỗi khi bắt đầu năm học mới, các trường đại học luôn tràn ngập các bậc phụ huynh, những người đi theo con đến trường.

Đối với một số gia đình, đó là cách để họ ăn mừng thành viên gia đình đầu tiên đỗ đại học. Chẳng có gì sai khi họ chia sẻ niềm hạnh phúc đó”, ông nói.

'Lều yêu thương' bùng nổ ở các trường đại học Trung Quốc - ảnh 2 Nhiều trường trải chiếu cho cha mẹ sinh viên ngủ.

Cha mẹ của tân sinh viên Xiong cũng là một trong số nhiều người ngủ tại 550 căn lều tạm ở phòng tập thể dục, Đại học Thiên Tân.

Cha Xiong cho biết: “Con tôi có rất nhiều hành lý và chúng tôi cũng muốn đi du lịch. Các khách sạn gần đây đã được đặt kín, vì vậy tôi phải ngủ trong lều”.

Sinh viên Xiong cũng đáp lại những chỉ trích trên và cho biết bản thân đang mong đợi cơ hội để được sống tự lập lần đầu tiên trong đời. “Đồng hành cùng cha mẹ mình trên đường đến trường không có nghĩa chúng tôi là những đứa con hư hỏng”, Xiong nói.

Đọc tiếp »

Nghệ An: Học sinh vùng bị lũ quét tàn phá đã trở lại trường

Những điểm trường bị lũ càn quét, học sinh đã trở lại học bình thường.Những điểm trường bị lũ càn quét, học sinh đã trở lại học bình thường.

Theo đó, tại trường THCS Yên Tĩnh (xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương), nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ quét rạng sáng ngày 14/9, 250 học sinh của trường đã đến lớp. Tuy sĩ số học sinh chưa được đầy đủ nhưng đây là bước đệm quan trọng trong giai đoạn khó khăn.

Trước đó, hầu hết các dụng cụ dạy và học cùng nhiều thiết bị khác đã bị lũ nhấn chìm trong 3 giờ đồng hồ. Chính quyền địa phương, phụ huynh, giáo viên đã lao động liên tục để làm lại khuôn viên trường lớp. Nhận được thông tin, tỉnh đoàn Nghệ An đã hỗ trợ 70 triệu đồng, mua 120 bộ bàn ghế, sách vở khắc phục cấp tốc cho trường.

Tại các huyện Quỳ Châu, Quế Phong việc dạy và học cũng đã trở lại. Nhằm kịp tiến độ chương trình nên ngành giáo dục đã bổ sung những trang thiết bị cần thiết. Hạn chế tối đa học sinh vắng học, bỏ tiết nên những học sinh tại các bản làng bị cô lập đã được đưa sang điểm trường bán trú.

Nghệ An: Học sinh vùng bị lũ quét tàn phá đã trở lại trường - ảnh 1
Nghệ An: Học sinh vùng bị lũ quét tàn phá đã trở lại trường - ảnh 2

Theo Báo cáo tình hình diễn biến và thiệt hại do cơn bão số 4, mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Toàn tỉnh có 26 điểm trường bị ảnh hưởng, 31 phòng học bị ngập nước trên 3m. Bể chứa nước, tường rào, nhà để xe, bếp ăn bán trú bị hư hỏng nặng.

Các trang thiết bị phục vụ học tập và sinh hoạt của nhà trường, giáo viên và học sinh bị cuốn trôi (Trong đó, 20 bộ máy vi tính để bàn, 6 máy tính xách tay, 6 máy in, 7 ti vi, 1 máy chiếu, 167 bộ bàn ghế, 80 bộ chăn màn, 380 bộ sách giáo khoa, 2,7 tấn gạo trường bán trú...).

Đọc tiếp »

Tin mới vụ hiệu phó đưa 6 nữ sinh lớp 9 đi hát karaoke

Trước đó, Hội cha mẹ phụ huynh học sinh Trường THCS Bình Sơn, huyện Triệu Sơn có đơn phản ánh ông Nguyễn Thế Sơn - Hiệu phó nhà trường đưa 6 học sinh nữ lớp 9 của nhà trường đi hát karaoke dù đã diễn ra từ lâu (dịp 20/11, năm 2014), nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý.

Đơn đề nghị của Hội cha mẹ học sinh cũng phản ánh một số vấn đề liên quan đến tư cách người thầy, người lãnh đạo chưa phù hợp của ông Sơn tại trường.

Về phía UBND xã Bình Sơn, sau khi tiếp nhận đơn phản ánh của phụ huynh, qua xác minh, UBND xã nhận thấy ông Sơn có dấu hiệu làm mất đoàn kết nội bộ, không chấp hành các quy định của địa phương. UBND xã Bình Sơn đã có công văn số 01/CV-UBND đề nghị UBND huyện, Phòng GD-ĐT huyện Triệu Sơn chuyển ông Nguyễn Thế Sơn đến địa phương khác công tác.

"Căn cứ vào kết quả xác minh các nội dung phụ huynh phản ánh, nếu ông Sơn có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định"- ông Lê Quang Hùng cho biết thêm.

Đọc tiếp »

Đóng góp xã hội là xu hướng văn minh

Tác giả tại sự kiện đầu tiên của dự án đóng góp xã hội do mình khởi xướng, tổ chức vào ngày 22/4/2016 tại trường Vinschool Times City tại Hà Nội. Tác giả tại sự kiện đầu tiên của dự án đóng góp xã hội do mình khởi xướng, tổ chức vào ngày 22/4/2016 tại trường Vinschool Times City tại Hà Nội.

Con người ta vốn hướng thiện. Các hoạt động từ thiện, chia sẻ với cộng đồng theo tinh thần « lá lành đùm lá rách », vì thế đã trở thành truyền thống ngay trong các trường phổ thông. Kể cả khi không vì mục đích từ thiện, hoạt động cộng đồng vẫn là điều đáng mong muốn, bởi “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Thông thường, các chương trình từ thiện được thực hiện dưới hình thức quyên góp tài chính hay hiện vật để ủng hộ cho những đối tượng khó khăn. Ban đầu xuất phát từ lòng hảo tâm, phong trào này dần trở nên hình thức. Những người đóng góp không phải lúc nào cũng quan tâm sâu sắc đến các đối tượng được giúp đỡ. Vì lý do phong trào, ai cũng ngại nếu không thể đóng góp theo mặt bằng chung của mọi người xung quanh. Tuy nhiên, điều kiện vật chất không phải là thế mạnh của mọi gia đình. Thực tế, hoạt động vì cộng đồng sẽ chỉ có hiệu quả cao nhất khi chúng ta dựa trên thế mạnh của chính bản thân mỗi chúng ta.

Có lẽ nói như vậy chưa thật cụ thể nên tôi xin phép lấy ví dụ của chính bản thân mình để minh họa. Tuy năm nay mới bước vào bậc THPT, tôi đã tích lũy cho mình được hơn chục giải thưởng thứ hạng cao về toán ở trong và ngoài nước. Vì vậy, tôi xác định thế mạnh của mình là kinh nghiệm học toán, dù không dám tự phụ về khả năng toán học của mình. Nhưng những thành tích bước đầu đạt được, cùng việc may mắn sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, là chắt nội của cố GS Nguyễn Lân, đã giúp tôi có được vị thế thuận lợi để chia sẻ niềm say mê và kinh nghiệm của mình. Tôi mong muốn nhiều bạn khác cũng yêu toán, học tốt môn toán và có thêm cơ hội thành công trong cuộc sống. Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng tôi vẫn xin phép đưa thêm một ví dụ khác để mình họa cho điều này. Ai cũng biết là bơi lội rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lời kêu gọi tập bơi được một vận động viên giàu thành tích như chị Nguyễn Thị Ánh Viên đưa ra chắc chắc sẽ có sức thuyết phục đặc biệt. Dựa vào thế mạnh, thành công của bản thân để chia sẻ, đóng góp cho xã hội là mục tiêu của dự án mà tôi đang thực hiện. Vì thế, khẩu hiệu của dự án là « Chia sẻ thành công, nhân rộng tình thương ». Khi tổ chức hoạt động tình nguyện chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong học toán, tôi hy vọng rằng những ai tham dự và hài lòng với thông tin mà tôi sẻ chia cũng sẽ sẵn lòng tìm xem đâu là thế mạnh của mình để chia sẻ với cộng đồng một cách sáng tạo hơn, hào phóng hơn và hữu ích hơn. Trải nghiệm đầu tiên của dự án đã diễn ra đầy hứng khởi với tiêu đề “Nguyễn Nga Nhi – Câu chuyện toán học vào ngày 22/4/2016 để tạo động lực cho hơn 200 bạn học sinh khối 9 trường Vinschool Times City tại Hà Nội trước kỳ thi vào 10. Hoạt động tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra với tiêu đề “Khi toán học là niềm đam mê” vào ngày 23/9/2016 cùng 200 bạn học sinh từ lớp 4 đến lớp 7 của Hệ thống giáo dục Ngôi Sao Hà Nội.

Một câu hỏi cuối cùng đặt ra : Hình thức đóng góp xã hội này có khó khăn gì trong việc triển khai không ? Đáng ngạc nhiên, câu trả lời là có dù đây là hoạt động tình nguyện không thu phí. Khi có ý tưởng về dự án, tôi đã ngây thơ nghĩ rằng đã là hoạt động hữu ích và miễn phí thì mọi người đều sẽ ủng hộ. Tôi đã đề xuất hoạt động này với trường tiểu học nơi tôi từng theo học như một hình thức tri ân. Sau những hào hứng ban đầu của cô giáo chủ nhiệm cũ, đề xuất của tôi không được nhà trường thực sự quan tâm. Dường như trong lĩnh vực giáo dục, cái gì mới cũng tạo ra một sự e dè nhất định. Dù đây là hoạt động tình nguyện, phía nhà trường tiếp nhận cũng cần bố trí địa điểm và tổ chức mời học sinh, phụ huynh.

Như vậy, hình thức đóng góp xã hội đòi hỏi nỗ lực, sự sáng tạo từ cả những người đóng góp lẫn những người thụ hưởng. Nhưng tính hiệu quả bền vững của hình thức này khiến tôi tin rằng philanthropy sẽ là ngày càng phổ biến trong xã hội văn minh.

Đọc tiếp »

Học sinh trở lại trường sau lũ quét

Tại trường THCS Yên Tĩnh (xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương) nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ quét rạng sáng ngày 14/9, 250 học sinh của trường đã đến lớp. Trước đó, hầu hết các dụng cụ dạy và học cùng nhiều thiết bị khác đã bị lũ nhấn chìm dưới mực nước sâu 3m. Chính quyền địa phương, phụ huynh, giáo viên đã làm lại khuôn viên trường lớp. Tỉnh đoàn Nghệ An đã hỗ trợ 70 triệu đồng, mua 120 bộ bàn ghế, sách vở hỗ trợ các em học sinh.

Tại các huyện Quỳ Châu, Quế Phong việc dạy và học cũng đã trở lại bình thường. Do ảnh hưởng bão số 4, toàn tỉnh Nghệ An có 26 điểm trường bị hư hại, 31 phòng học ngập nước, 20 bộ máy vi tính, 6 máy in, 167 bộ bàn ghế, 80 bộ chăn màn, 380 bộ sách giáo khoa, 2,7 tấn gạo trường bán trú bị lũ cuốn trôi.

Đọc tiếp »

Ám ảnh nhà vệ sinh trường học

Nhà vệ sinh bốc mùi, hư hỏng tại Trường THCS Tân Triều (Hà Nội).Nhà vệ sinh bốc mùi, hư hỏng tại Trường THCS Tân Triều (Hà Nội).

Nỗi kinh hãi của học sinh

Chị Nguyễn Thùy Dương có con theo học lớp mẫu giáo lớn tại Trường mầm non Ánh Dương, Phúc La, quận Hà Đông cho hay, chị không hiểu vì sao cứ mỗi lần đến trường đón con, việc đầu tiên con yêu cầu mẹ là cho đi tè. Ban đầu, chị tưởng con sợ cô giáo nhưng sau khi gặng hỏi con nói: “Con rất sợ nhà vệ sinh ở trường do bẩn và thối. Mỗi lần đứng ở cửa con đã bị nôn ọe”. Chị Dương kể, để không phải đi vệ sinh ở trường, con nhịn uống nước. Mót quá có lần con còn tè cả ra quần, bị cô giáo mắng. Nhà vệ sinh trường học trở thành nỗi ám ảnh khiến con ngại đi học. Sau một tuần nhập học ở trường, con kêu đau bụng, gia đình đưa đi khám ở Viện 103, bác sĩ kết luận con bị “Viêm đường tiết niệu” phải điều trị kháng sinh kéo dài một tuần.

Trường THCS Tân Triều (huyện Thanh Trì) với khu lớp học được xây dựng từ năm 1999 nên nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Tòa nhà 3 tầng, mỗi tầng 1 khu vệ sinh nam, nữ riêng biệt nhưng từ xa đã ngửi thấy mùi hôi thối. Khi lại gần, sàn nhà vệ sinh được xây dựng theo kiểu cũ ố vàng, cáu bẩn. Van xả nước từ lâu không hoạt động. Trần nhà nứt toang hoác, nước nhỏ giọt xuống sàn nhầy nhụa. Chưa kể, có khu vệ sinh lâu ngày bị hoen rỉ, sụt tầng, để tránh nguy hiểm cho học sinh trường quyết định phải đóng cửa. Cả trường có 6 khu vệ sinh thì nhiều khu trong tình trạng không sử dụng được. Trong khi đó, khu nhà vệ sinh dành cho giáo viên được bố trí riêng biệt ở một tòa nhà khác và đương nhiên, học sinh không được bén mảng đến chỗ này. Hoàng Nam, một học sinh của trường cho hay: “Đến trường, bình thường em nhịn đi vệ sinh, khi nào không nhịn được đành phải đi thì cố gắng nhịn thở đi cho nhanh. Hôm nào mất nước, con trai rủ nhau đi tè bậy phía sau hàng cây, còn con gái chắc nhịn”.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Triều cho hay, trường có tới 900 học sinh, nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh hàng ngày rất lớn nhưng hiện trạng cơ sở vật chất của trường không đảm bảo. Dù trường đã cố gắng thuê người dọn dẹp nhưng những hôm đường ống mất nước, nhà vệ sinh không khỏi bốc mùi xú uế. Điều trường lo nhất là trần nhà lâu ngày xuống cấp có thể đổ lên đầu học sinh bất cứ lúc nào nên đang tạm đóng cửa không cho học sinh sử dụng một số khu.

Trường Tiểu học B thị trấn Văn Điển cũng nằm trong danh sách trường có nhà vệ sinh chưa đảm bảo. Với 1.200 học sinh theo học bán trú nhưng cả trường chỉ có 6 phòng vệ sinh cho cả nam và nữ. Với lượng học sinh đông, nhà vệ sinh được xây dựng cách đây hàng chục năm, xuống cấp, đường cấp nước không đảm bảo nên ngoài bốc mùi còn bị nứt tường, thấm dột.

Còn 2.700 nhà vệ sinh hư hỏng, xuống cấp

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện có khoảng 2.700 nhà vệ sinh trên tổng số 2.622 trường học ở các cấp chưa đạt chuẩn. Nhiều nhà vệ sinh hư hỏng, các hạng mục như trần, tường, đường ống nước, bốc mùi…

Một thực trạng ở các trường học này là thiếu vắng lao công dọn dẹp nhà vệ sinh. Một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ, theo quy định, mỗi trường chỉ có 1 nhân viên phụ trách vệ sinh. Tuy nhiên, ban ngày họ thường dành thời gian để dọn dẹp khu hiệu bộ, văn phòng, do vậy nhà vệ sinh của học sinh thường phải sau một ngày mới có người dọn. Chuyện bốc mùi, xú uế là điều không tránh khỏi. Sở cũng biết điều này, tuy nhiên, quy định biên chế chỉ có 1 nhân công, các trường muốn thuê thêm người dọn dẹp lại không đủ kinh phí.

Ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng Phòng kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay, hiện đơn vị đã có rà soát, đánh giá hiện trạng sơ bộ, lập đề án báo cáo UBND thành phố đề xuất phương án cải tạo 2.700 nhà vệ sinh trường học các cấp, trị giá khoảng 395 tỷ đồng. Trước mắt, trong năm học 2016-2017, sở sẽ đề xuất làm mẫu nhà vệ sinh ở 7 trường với kết cấu vệ sinh hiện đại, đảm bảo khu vệ sinh, chỗ rửa tay. Ông Cẩn cho hay, theo thiết kế mới, trung bình mỗi nhà vệ sinh có chi phí khoảng 100 triệu đồng. Theo tiêu chuẩn thiết kế trường học năm 2011, cứ khoảng 200 học sinh phải có 1 nhà vệ sinh, do đó chi phí đầu tư làm nhà vệ sinh cho mỗi trường là không hề nhỏ. Vì thế, lộ trình sửa chữa nhà vệ sinh có thể kéo dài đến năm 2018, sau đó tiếp tục nâng cấp các nhà vệ sinh hiện được coi là đạt tiêu chuẩn.

Theo ông Cẩn, lâu nay việc xây dựng cơ sở vật chất trường học do nhà nước bao cấp. Tuy nhiên, trong đề án cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh lần này có kinh phí không nhỏ nên đơn vị đề xuất giải pháp xã hội hóa, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, phụ huynh. Khi đưa ra giải pháp này, nhiều hiệu trưởng lo ngại sẽ vấp phải sự không đồng tình từ phía phụ huynh.

Đọc tiếp »

Các trường ĐH khó tổ chức kỳ thi riêng

Không còn thí sinh để tổ chức thi

GS. Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học (ĐH) Thái Nguyên cho biết năm 2017, các trường ĐH thành viên sẽ vẫn lấy kết quả thi THPT quốc gia của Bộ. “Nếu phải tổ chức một kỳ thi riêng, thực sự với các trường ĐH rất khó khăn. Vì tốn kém, phải huy động một lực lượng lớn đội ngũ giảng viên, cán bộ.

Nhưng điều quan trọng nhất là không cần thiết phải tổ chức một kỳ thi nữa. Vì cho đến thời điểm hiện tại, rất nhiều trường đều “vét” thí sinh từ mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Có nhiều trường khác còn tuyển sinh bằng xét học bạ. Tôi dám chắc cũng không còn thí sinh để có thể phải tổ chức một kỳ thi riêng” – ông Vui chia sẻ.

Cũng theo GS. Đặng Kim Vui, sở dĩ ĐH Quốc gia Hà Nội “dám” tuyển sinh riêng vì trường có tiềm lực, có đội ngũ nhân lực ở tất cả các ngành, các môn khoa học cơ bản. Các trường ĐH khác không có được những thuận lợi như thế.

Đồng quan điểm này, GS. Nguyễn Văn Nam, giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết nếu dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2017 của Bộ không thay đổi thì ĐH Đà Nẵng sẽ chọn phương án lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

“Đây là ý kiến sơ bộ của các trường ĐH thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng. Vì Bộ GD&ĐT chưa chốt phương án cuối cùng nên trường chưa quyết. Nếu trường tổ chức một kỳ thi riêng thì tôi sợ rằng sẽ có sự xáo trộn lớn, thí sinh chưa chuẩn bị kịp” - ông Nam cho hay. Đại diện trường ĐH Lâm nghiệp cũng cho biết trường dự kiến sẽ lựa chọn phương án vừa xét kết quả học bạ THPT, vừa lấy kết quả thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, khi được hỏi, một số trường ĐH khác cho biết chưa quyết định sẽ tuyển sinh theo hình thức nào. Vì còn chờ quyết định cuối cùng từ phía Bộ GD&ĐT.

Trường tốp trên sẽ khó tuyển sinh

Là ĐH vùng có nhiều trường ĐH thành viên, GS. Nguyễn Văn Nam có băn khoăn về chất lượng các bài thi tổ hợp. “Từ năm 2016 trở về trước, các môn như Lý, Hóa, Sinh cũng thi trắc nghiệm nhưng thí sinh phải làm 60 câu hỏi. Bây giờ, với bài thi tổ hợp, mỗi môn thí sinh chỉ còn thi có 20 câu thì sự phân hóa thí sinh sẽ không được tốt” - ông Nam khẳng định.

PGS. Lê Hữu Lập, nguyên phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng cho rằng, với hình thức thi như Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo thì năm 2017, các trường tốp trên sẽ rất khó tuyển sinh. Còn các trường tốp dưới thì không lo vì không tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, họ có thể tuyển bằng học bạ.

“Dự thảo phương án thi 2017 mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra chỉ phù hợp với xét tốt nghiệp THPT. Còn với tuyển sinh ĐH, nó không phù hợp với việc tuyển sinh theo các khối thi cũ. Vì các trường tuyển sinh theo khối thi truyền thống chứ không phải tuyển sinh như ĐH Quốc gia Hà Nội” – ông Lập cho hay.

Được biết về phía Bộ GD&ĐT, sau khi đưa dự thảo lên lấy ý kiến, Bộ sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Dự kiến tháng 10 tới, Bộ sẽ công bố đề thi minh họa. Và sắp tới, Bộ sẽ có buổi gặp gỡ báo chí để chốt phương án cuối cùng.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn khẳng định thi trắc nghiệm phù hợp với một kỳ thi tổ chức cho số lượng lớn thí sinh, đảm bảo an toàn, công khai, minh bạch vì ít có sự tham gia của con người.

Ngân hàng đề thi sẽ đủ lớn để cố gắng mỗi thí sinh sẽ có một đề riêng trong cùng một phòng thi. Còn các trường ĐH, nếu thấy cần thiết, có thể tổ chức một kỳ thi riêng để tuyển được những thí sinh theo mong muốn của mình.

Đọc tiếp »

Điểm chuẩn Trung cấp Phòng cháy chữa cháy năm 2016

Điểm trúng tuyển diện học sinh phổ thông ở KV3 như sau:

- Miền Bắc:

+ Điểm chuẩn 23.50 điểm đối với Nam

+ Điểm chuẩn 27.00 đối với Nữ

- Miền Nam:

+ Điểm chuẩn 22.50 điểm đối với Nam

+ Điểm chuẩn 25.75 đối với Nữ

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm).

Năm nay, hệ trung cấp của trường có tổng chỉ tiêu xét tuyển là 300 chỉ tiêu.

Đọc tiếp »

TP. HCM: Các khoản thu phải công khai bằng văn bản đến phụ huynh

Theo hướng dẫn của liên Sở này, TP. HCM quy định các trường không được thu tiền cơ sở vật chất, tiền vệ sinh.

Các cơ sở giáo dục công lập được chủ động tính toán các khoản thu này đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi và sử dụng các khoản thu đúng mục đích thu, thực hiện công khai kế hoạch thu - chi của từng khoản thu đến phụ huynh học sinh trước khi thực hiện thu được quy định cụ thể.

Đối với khoản thu hộ - chi hộ là khoản thu khác (ngoài học phí) được các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thống nhất chủ trương với phụ huynh học sinh để lựa chọn đơn vị cung cấp theo quy định và mua sắm phục vụ trực tiếp cho từng cá nhân học sinh học tập, sinh hoạt như: quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, ấn chỉ hồ sơ học sinh, học phẩm - học cụ, trang bị thiết bị học ngoại ngữ theo Đề án phổ cập và nâng cao năng lực tiếng Anh, ấn chỉ đề kiểm tra (bao gồm giấy thi và đề thi kiểm tra), tiền ăn và nước uống, nha học đường.

Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập sử dụng vốn kích cầu thực hiện thu theo phương án tài chính của dự án được phê duyệt trong các danh mục tham gia chương trình kích cầu đầu tư do UBND thành phố phê duyệt.

Phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi không được phép thu tiền

Quy định liên sở cho biết, đối với thực hiện tổ chức dạy 2 buổi/ngày: Tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (áp dụng đối với các đơn vị trường học thực hiện chế độ dạy học 2 buổi/ngày).

Đối với các hoạt động giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; tăng cường giáo dục kiến thức, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục khác như:

Tiền tổ chức các lớp học tăng cường ngoại ngữ, tin học; tiền tổ chức học với giáo viên bản ngữ; tiền tổ chức học các phần mềm ngoại ngữ bổ trợ; tiền tổ chức các chương trình kỹ năng sống; tiền tổ chức chương trình ngoại khóa; tiền tổ chức các môn năng khiếu; tiền tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế; tiền tổ chức các hoạt động học nghề THCS.

Đối với việc tổ chức các lớp bán trú: Tiền phục vụ bán trú; tiền vệ sinh bán trú; tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú.

Riêng các lớp phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi không được phép thu tiền.

Đối với các khoản thu tài trợ, đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, các trương tiếp nhận và quản lý theo quy định.

Theo Quy định này, tất cả các khoản thu các đơn vị phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh học sinh (nêu rõ nội dung các khoản thu theo quy định, khoản theo thỏa thuận và khoản thu hộ - chi hộ ).

Khi thu phải cấp biên lai thu tiền, tuyệt đối không được giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền và đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.

Đọc tiếp »

Người phụ nữ quyết chí làm sinh viên cùng con gái

Kitty (26 tuổi) và mẹ mình là Brenda (48 tuổi) hiện là sinh viên cùng một trường đại học.Kitty (26 tuổi) và mẹ mình là Brenda (48 tuổi) hiện là sinh viên cùng một trường đại học.
Kitty Murray, 26 tuổi ở Mỹ chia sẻ với BuzzFeed, mẹ cô là Brenda từng theo học kế toán hơn hai thập kỷ trước. Giờ ở tuổi 48, bà quay trở lại làm sinh viên, vào đúng ngôi trường Kitty đang theo học.

"Trước đây, mẹ đi làm và chăm sóc tôi. Tôi động viên mẹ tập trung vào đam mê của mình, do đó mẹ đã đăng ký học toàn thời gian để lấy tấm bằng đại học thứ hai về thiết kế web", Kitty nói.

Trường bà Brenda chọn là Đại học Tiểu bang Lake Superior, nơi mình sống (Sault Ste. Marie, Michigan, Mỹ). Kitty hiện là sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán, giống mẹ mình ngày xưa.

Người phụ nữ quyết chí làm sinh viên cùng con gái - ảnh 1Hình ảnh bà Brenda sau khi sinh Kitty.
Kitty ghi lại cuộc sống sinh viên của mẹ lên mạng xã hội Tumblr với sự hào hứng, từ việc chụp lại cuốn sổ bọc da khá cổ hủ cho đến thời khóa biểu tự làm và in ra cẩn thận.

Không chỉ học cùng trường, hai mẹ con còn học chung môn thiết kế web và ngồi cạnh nhau. "Mẹ tôi gõ code rất chậm. Bà ấy ngồi đó và chửi thề, sau đó xin lỗi mọi người vì đã chửi thề", Kitty dí dỏm kể.

Người phụ nữ quyết chí làm sinh viên cùng con gái - ảnh 2Lịch học của bà Brenda được ghi lại rất khoa học, có cả hình vẽ bản đồ phòng học.
Kitty tự hào việc mẹ trở thành sinh viên ở tuổi 48: "Bạn bè đều ghen tị khi tôi có thể học cùng trường với mẹ. Họ đối xử với mẹ tôi rất tốt".

Bà Brenda thường ăn cơm trưa với các sinh viên khác và sử dụng nhà tắm ở phòng con gái mình trong khuôn viên trường.

Đọc tiếp »

Cô giáo hiến thận cứu học trò ở Mỹ

Tracy và Henry phục hồi tốt sau ca phẫu thuật hôm 1/9. Ảnh: Tracy Bye.Tracy và Henry phục hồi tốt sau ca phẫu thuật hôm 1/9. Ảnh: Tracy Bye.

ABC News đưa tin, ngày 1/9, Tracy Bye, 53 tuổi ở Colorado, Mỹ, hiến thận cứu học trò là Henry Howard, 29 tuổi.

"Đây là món quà tuyệt vời đối với tôi và gia đình. Vài ngày qua, tôi khỏe mạnh hơn, có thể dành chút thời gian để chơi với con trai. Bé cảm thấy đó là món quà tuyệt vời nhất từ bố. Tất cả đều nhờ cô Tracy. Tôi không biết làm thế nào để đền đáp cô ấy", Henry chia sẻ.

Cuối thập niên 90, Henry học lớp 5 tại Trường tiểu học Soda Creek. Mặc dù cô Tracy không trực tiếp dạy Henry, họ cùng làm việc trong hội học sinh, Henry là thủ quỹ.

"Tôi vẫn nhớ Henry rất năng động. Cậu ấy luôn mỉm cười và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Henry có khá nhiều bạn và là một trong số ít học sinh mà tất cả giáo viên trong trường đều quen biết", nhà giáo tốt bụng nhớ lại.

Những năm qua, Tracy Bye luôn thân thiết với gia đình Howard, đặc biệt sau khi cô chuyển công tác đến Trường trung học cơ sở Steamboat, cùng làm việc với mẹ và chị gái của Henry.

Tháng 12/2015, hiệu trưởng trường Steamboat công bố lá thư từ mẹ của Henry, kêu gọi cộng đồng tham gia xét nghiệm nhằm tìm ra quả thận phù hợp và hiến cho anh. Trước đó 3 năm, bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh thận kinh niên.

Cô Tracy đã nghỉ hưu, vẫn đăng ký xét nghiệm, hy vọng may mắn sẽ đến với gia đình học trò. Cuối cùng, điều kỳ diệu xảy ra khi thận cô tương thích với Henry.

Cô cho biết tại thời điểm đó, Henry mới lên chức bố được 15 tháng. Cô mong muốn làm gì đó giúp anh vượt qua bệnh tật.

"Tôi thuyết phục hai con trai rồi đến bệnh viện làm xét nghiệm. Sau 3 ngày chờ đợi, khi biết kết quả, tôi thực sự rất vui và bảo họ sắp xếp để nhanh chóng tiến hành phẫu thuật", cô kể.

Hiện tại, hai người phục hồi tốt.

Ngay sau khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội và báo chí, nhiều người không kìm nổi xúc động. Họ cảm phục trước tình cô trò kéo dài gần 20 năm, cũng như tấm lòng nhân hậu của cô Tracy.

"Đây có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà giáo viên dành tặng học sinh cũ. Thực ra, nhiều thầy cô luôn sẵn sàng làm mọi thứ vì học trò. Họ là những người đáng kính", độc giả Mason bình luận.

Nhiều người bày tỏ câu chuyện này giúp họ lấy lại niềm tin trong cuộc sống, đặc biệt khi tin tức về các vụ giết người luôn nhan nhản trên các mặt báo.

Donald chia sẻ: "Một câu chuyện đáng quý. Thật tuyệt vời khi mỗi ngày lên mạng, chúng ta lại biết thêm các trường hợp hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, bệnh tật".

Đọc tiếp »

Sinh viên Y Dược Thái Nguyên thay vở ghi bằng Galaxy Tab

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Trường Trung học Australia - Sự chọn lựa lý tưởng cho con em của bạn!

- Tại Hà Nội: 9h00-13h30, Thứ Bảy, ngày 24/9/2016 tại K/S Melia Hanoi, Số 44B, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm

- Tại Tp.HCM: 9h00-13h30, Chủ nhật, ngày 25/9/2016 tại K/S Sheraton Saigon, 88 Đồng Khởi, Q.1

Vào cổng tự do.

Trường Trung học Australia - Sự chọn lựa lý tưởng cho con em của bạn! - ảnh 1

Sự kiện này mang lại cơ hội cho các học sinh và phụ huynh quan tâm được gặp gỡ trực tiếp với hiệu trưởng hoặc người quản lý tuyển sinh của các trường để thảo luận về các lựa chọn giáo dục của họ với nhân viên công ty tư vấn du học có kinh nghiệm đang hỗ trợ các trường Australia.

Bà Tracey O'Halloran, Giám đốc điều hành, AEAS nói: “Các sự kiện như thế này thực sự là cách tốt nhất cho học sinh tìm hiểu được nhiều sự lựa chọn giáo dục khác nhau hiện có tại Australia. Tiếp xúc trực tiếp với đại diện các trường sẽ cho bạn cảm giác tốt nhất về những gì mỗi trường cung cấp, nó tốt hơn nhiều so với việc tìm kiếm thông tin trên internet hoặc trao đổi thông tin chi tiết với nhân viên tư vấn du học”.

Trường Trung học Australia - Sự chọn lựa lý tưởng cho con em của bạn! - ảnh 2
Với các chuyến bay trực tiếp từ Việt Nam đến các thành phố lớn của Australia và thời gian bay 8-9 giờ tới bờ biển phía đông của Úc thì rõ ràng đó là lý do tại sao Australia tiếp tục là sự lựa chọn điểm đến cho giáo dục quốc tế của học sinh Việt Nam.

Bà Tracey O'Halloran nói: “AEAS đã làm việc với học sinh Việt Nam đăng ký vào các trường Trung học ở Australia trong nhiều năm. Nghiên cứu của AEAS cho thấy phụ huynh của học sinh các trường quốc tế đang chọn Australia vì nơi đây cung cấp chất lượng giáo dục cao, môi trường học tập an toàn và một xã hội thực sự đa văn hóa. Australia là điểm đến giáo dục quốc tế quen thuộc đối với học sinh và sinh viên Việt Nam từ nhiều năm qua. Học sinh học trung học ở Úc thường tiếp tục học khóa học ưa thích của họ tại một trong những trường đại học chất lượng cao tại Úc”.

Học tập ở nước ngoài cung cấp nhiều lợi thế cho học sinh, trong khi các gia đình đang tập trung vào việc nâng cao kỹ năng tiếng Anh bằng nhiều hình thức phổ biến khác nhau thì học tập ở nước ngoài cung cấp nhiều hơn chỉ cải thiện kỹ năng tiếng Anh. Học sinh học ở nước ngoài có xu hướng tự tin hơn, tập trung hơn và độc lập hơn. Họ cũng có một cái nhìn toàn cầu và cảm thấy thoải mái sống trong một môi trường quốc tế. Nhà tuyển dụng trong tương lai sẽ tìm kiếm các công dân toàn cầu, và các kỹ năng được đào tạo ở nước ngoài sẽ là vô giá trong thị trường việc làm trong tương lai.

Trường Trung học Australia - Sự chọn lựa lý tưởng cho con em của bạn! - ảnh 3
Ngày hội giáo dục Trung học Australia 2016 giới thiệu 20 trường từ New South Wales, Nam Úc, Queensland và Victoria đại diện cho hệ thống giáo dục Trung học tốt nhất của Australia bao gồm trường dành cho cả nam và nữ sinh, trường dành riêng cho nữ sinh vả trường dành riêng cho nam sinh. Những trường này cung cấp chương trình dạy ban ngày, nội trú hoặc nơi ăn ở tại nhà người dân (homestay) với nhiều lựa chọn chương trình giảng dạy đa dạng từ Chứng chỉ Trung học, Tú tài quốc tế (IB). Để biết thông tin đầy đủ về các trường tham dự, vui lòng truy trập website:

http://aeas.com.au/parents-students/overview/

Đọc tiếp »

VEF Việt Nam ngừng hoạt động từ 1/10/2016

Thay vào đó, mọi liên hệ với VEF tại Hà Nội sẽ gửi trực tiếp tới trụ sở chính của VEF tại Hoa Kỳ hoặc đại diện theo ủy quyền của VEF là công ty luật TNHH quốc tế D&N International Co, Ltd, 101 Láng Hạ, Hà Nội.

Quỹ Giáo dục Việt Nam được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập theo Đạo luật Quỹ Giáo dục Việt Nam năm 2000. Trong suốt 13 năm hoạt động, VEF tự hào là cầu nối “mang Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau hơn” thông qua các hoạt động trao đổi giáo dục.

Cụ thể, Chương trình Học bổng đã trao 571 suất học bổng cho công dân Việt Nam sang học tập sau đại học tại 101 trường đại học uy tín tại Hoa Kỳ, Chương trình Học giả và Chương trình Giáo sư Hoa Kỳ giảng dạy tại Việt Nam đã tài trợ cho 55 tiến sỹ Việt Nam sang nghiên cứu tại 42 trường đại học Hoa Kỳ và 48 giáo sư Hoa Kỳ sang giảng dạy trực tiếp hoặc giảng dạy trực tuyến tại 28 trường đại học của Việt Nam.

Các Nghiên cứu sinh và Học giả niên khóa 2016 cuối cùng của VEF đã sang Mỹ học tập và nghiên cứu vào mùa hè năm 2016. Sau thời gian này, các chương trình và dự án của VEF sẽ kết thúc tại Việt Nam. Ngày 20/11/2015, Hội đồng Quản trị của Quỹ đã quyết định chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của VEF tại Hà Nội từ ngày 1/10/ 2016. Việc chấm dứt hoạt động này cũng đã nhận được sự chấp thuận của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo của Việt Nam bằng văn bản số 3693/BGDĐT-HTQT ngày 28 tháng 07 năm 2016.

Đọc tiếp »

Thêm kỳ thi nếu học sinh muốn vào đại học

Kiểm tra thông tin thí sinh trước giờ thi. Ảnh: Như Ý.Kiểm tra thông tin thí sinh trước giờ thi. Ảnh: Như Ý.

Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia tại TPHCM năm 2017 (tức giai đoạn 1) được diễn ra trong ngày 2 và 3/6/2017 với thi 3 môn gồm ngữ văn :120 phút, toán: 120 phút và ngoại ngữ: 90 phút (đối với hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi môn thay thế). Giai đoạn 2 của kỳ thi THPT quốc gia tại TPHCM bắt đầu từ năm 2018 trở về sau.

Cụ thể, thời gian thi, nội dung ra đề thi, đối tượng được miễn thi giống như giai đoạn 1. Ngoài 3 môn như giai đoạn 1, giai đoạn này thí sinh sẽ thi thêm môn tích hợp, thời gian làm bài 120 phút. Tuy nhiên, điểm xét tốt nghiệp sẽ không lấy điểm học bạ (trung bình cả năm lớp 12) như giai đoạn 1 nữa.

Nghe Bộ hay nghe Sở?

Sau khi nghe qua Đề án Thi và xét công nhận tốt nghiệp riêng của TPHCM 2017, ông Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú, TPHCM cho rằng, cái gì cũng có ưu điểm và nhược điểm, song đề án này nhược điểm nhiều hơn.

Theo ông Độ, trước hết phải thấy ưu điểm của đề án là giúp học sinh khối 12 niên khóa 2016-2017 của TPHCM có một đợt thi tốt nghiệp THPT nhẹ nhàng với chỉ 3 môn thi là Văn, Toán và Ngoại ngữ. Như vậy học sinh sẽ được giảm áp lực trong học tập; Thành phố sẽ chủ động được thời gian và kế hoạch giảng dạy, cũng từ đó có đủ các dữ liệu để so sánh, đánh giá chất lượng giáo dục giữa các trường THPT trong địa bàn, chất lượng giáo dục của thành phố so với các địa phương trong cả nước . . .

Tuy nhiên đề án được soạn thảo trước khi có dự thảo thi THPT Quốc Gia 2017 của Bộ nên Sở GD&ĐT TPHCM chưa đề cập đến phương thức trắc nghiệm trong môn Toán, cũng như dự kiến sớm sử dụng bài thi tích hợp cho các môn Lý, Hóa, Sinh hoặc Sử, Địa, GDCD trong khi Bộ chỉ mới bước đầu dùng bài thi tổng hợp.

Cũng theo ông Độ, chắc chắn giáo viên, phụ huynh và học sinh TPHCM sẽ không hưởng ứng Đề án này vì các em sẽ phải thi thêm ít nhất một lần nữa.

“Ít nhất, bởi lẽ ba môn thi trong năm 2017 chỉ để xét tốt nghiệp nên một học sinh muốn có nguyện vọng vào một trường đại học nào sẽ phải làm thêm một bài thi tuyển đầu vào hoặc bài thi đánh giá năng lực của trường đó. Như vậy một em có nguyện vọng vào hai trường đại học sẽ phải trải qua ba kì thi cuối cấp”, ông Độ phân tích.

Thêm kỳ thi nếu học sinh muốn vào đại học - ảnh 1Học sinh lớp 12 TPHCM đang đứng trước 1 kỳ thi đầy hoang mang.

Ngoài ra, ông Độ đặt câu hỏi, các em sẽ phải học Toán theo kiểu nào đây nếu như TPHCM thi theo phương thức tự luận, còn Bộ theo phương thức trắc nghiệm! Đây là hai phương thức thi hoàn toàn khác biệt, dẫn đến các cách dạy và học khác nhau. “Đành rằng tiên phong thí điểm luôn phải chịu các áp lực, thậm chí các chỉ trích, nhưng Đề án phải luôn bám sát thực tiễn cuộc sống, phải hay hơn, hiệu quả hơn những gì đã tiến hành trước đó”, ông Độ tâm tư.

Trong khi đó, đứng ở góc nhìn truyền thông và phía người dạy, người học, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho rằng: “Việc TPHCM đưa Đề án thi và xét tốt nghiệp THPT riêng vào thời điểm này là không nên bởi nó càng khiến dư luận hoang mang, học sinh sẽ phải học theo Bộ GD&ĐT hay học theo Sở GD&ĐT TPHCM”. Những ngày qua, dư luận đã xôn xao trước đề án thi THPT Quốc gia 2017 của Bộ GD&ĐT thì nay lại phát sinh Đề án mới của TPHCM.

“Học sinh ở TPHCM rất đông, không lẽ các trường đại học phải có thêm một kỳ thi khác để xét khối A, B, C, D… Trong khi đó, tính tự chủ của các trường đại học hiện nay chưa thể hiện rõ và cũng không nhiều trường có đủ năng lực để tổ chức thi riêng thì nên có một kỳ thi chung, tạo ra sự công bằng, thuận lợi cho người học”- ông Sơn nói. Theo ông Sơn, cần phải có tính nhất quán giữa các cơ quan quản lý giáo dục, để người học không phải hoang mang, đỡ phiền hà bởi trong cùng 1 lúc phải thi những kỳ thi giống nhau.

Bộ GD&ĐT chưa nhận được đề án của TPHCM

Về Đề án thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông tại TPHCM, Bộ GD&ĐT chưa nhận được văn bản chính thức, tuy nhiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ GD&ĐT đã biết việc này. Bộ GD&ĐT có ý kiến như sau:

Ngày 7/6/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã làm việc với lãnh đạo TPHCM về phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố. Kết luận buổi làm việc, hai bên thống nhất Thành ủy TPHCM sẽ ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục và đào tạo thành phố, đồng thời chỉ đạo UBND Thành phố xây dựng Đề án tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030...

Sau buổi làm việc với TPHCM và kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và công bố dự thảo phương án thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017. Theo đó, năm 2017 Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thống nhất trong cả nước nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường phân cấp cho các địa phương thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.

Khi nhận được Đề án chính thức của TPHCM, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét trên nguyên tắc phù hợp với các quy định chung và các điều kiện đặc thù của Thành phố.

Nghiêm Huê

Đọc tiếp »

'Giải thể' trường đúng ngày khai giảng

Trường THCS - THPT Âu Lạc giờ không còn một học sinh nào.Trường THCS - THPT Âu Lạc giờ không còn một học sinh nào.

Ngày giải thể

Em N.T.L, học sinh lớp 12 của Trường THCS - THPT Âu Lạc, kể, ngày 4/9, thầy Nguyễn Quốc Cường, Hiệu trường nhà trường, gọi cho ba mẹ em bảo ngày mai lên rút hồ sơ để chuyển sang trường khác vì trường bị thu hồi mặt bằng và giải thể. “Nghe tin, cả nhà em như bị dội gáo nước lạnh, ai cũng hoang mang, lo lắng bởi ngày mai là khai giảng, là ngày trọng đại của một năm học mà trường lại chọn ngày để giải tán. Học sinh phải tìm trường mới học, giáo viên sẽ phải đi về đâu?”, L. nói.

Chị L, giáo viên cũ của trường cho biết: “Trường Âu Lạc không sớm thì muộn cũng giải thể do tuyển sinh không được, nợ nần chồng chất, song không ngờ lại nhanh và đúng vào ngày khai giảng thì quả là nỗi buồn vô tận của học sinh, giáo viên chúng tôi nói riêng và những người làm giáo dục nói chung”, chị L. nói.

Anh T.V.T, một giáo viên của trường, kể, trưa 1/9, thầy Nguyễn Quốc Cường xin danh sách và số điện thoại của tất cả học sinh từ giáo viên chủ nhiệm, sau đó gọi điện cho phụ huynh học sinh nội trú thông báo việc trường sẽ đóng cửa. Từ ngày 2/9 đến ngày 4/9, thông báo được gửi đến toàn bộ phụ huynh và học sinh trong trường. “Nhiều phụ huynh và học sinh gọi điện cho tôi hỏi trường sắp giải thể phải không. Chính bản thân tôi cũng bàng hoàng, vì chưa nhận được một thông báo nào từ ban giám hiệu (BGH), nên cũng không thể trả lời cho phụ huynh. Đến 10 giờ tối ngày 4/9 thì nhận được một tin nhắn từ BGH là trường sẽ ngưng hoạt động dạy và học vào ngày 5/9 với lý do bị thu hồi mặt bằng”, thầy T. kể.

Đúng lịch, sáng 5/9, khi học sinh cả nước đang hân hoan trong ngày khai giảng năm học mới, Trường THCS - THPT Âu Lạc chính thức giải thể. Phụ huynh và học sinh cuống cuồng đến rút hồ sơ trong lo lắng. Ngày khai giảng cũng là ngày chia tay của giáo viên, học sinh trường Âu Lạc.

Hậu quả lớn, trách nhiệm bỏ ngỏ?

Em N.T.L, vào học trường từ năm lớp 10 (năm 2014), kể: Thời điểm em vào học, trường tuyển sinh khá tốt, cả trường có khoảng 400- 500 học sinh từ khối 6 đến khối 12. Tuy nhiên, đến cuối năm lớp 10 thì khủng hoảng xảy ra. “Thời điểm đó, ngày nào cũng có vài xe ô tô chở hàng chục người đến vây kín cổng trường để đòi nợ. Cứ 5 - 10 phút họ lại hô to “trả tiền, trả tiền”, sự việc kéo dài cả mấy tháng nên khiến học sinh và giáo viên ít nhiều bị ảnh hưởng tâm lý”, L. kể. Sau sự việc trên, nhiều phụ huynh vội vàng rút hồ sơ chuyển trường cho con, lớp học từ 30 học sinh giảm xuống còn phân nửa, thậm chí 1/3 so với ban đầu.

Không chỉ học sinh, giáo viên của trường cũng rơi vào cảnh khốn khổ khi bị nhà trường nợ lương và sổ bảo hiểm xã hội. Nhiều giáo viên đã phải đâm đơn kiện trường để đòi sổ bảo hiểm xã hội và đòi lương tháng 5 và 6/2015. Anh P.V.T, giáo viên trường Âu Lạc, nói rằng, ngoài việc bị nợ lương nhiều năm qua, anh không được nhà trường đóng bảo hiểm.

Ông Trần Nguyễn Mạnh Thắng, Phó trưởng phòng Quản lý Cơ sở giáo dục ngoài công lập (Sở GD&ĐT TPHCM) cho biết, Sở đã lập đoàn kiểm tra và khả năng sắp tới sẽ quyết định đình chỉ hoạt động của Trường THCS - THPT Âu Lạc. Ông Thắng cho biết, ngày 31/8, Sở nhận được thông báo từ trường Âu Lạc với nội dung chủ sở hữu đất lấy lại mặt bằng. “Nhà trường đã tích cực tạo điều kiện để phụ huynh học sinh rút hồ sơ, đồng thời liên hệ với các trường khác để nhận những học sinh này. Số học sinh thời điểm này không nhiều, chỉ tầm hơn 130 em ở tất cả các khối lớp”, ông Thắng nói.

Tối 21/9, ông Nguyễn Quốc Cường nói với phóng viên: “Trường hiện chưa giải thể mà chỉ đang trong giai đoạn tạm ngưng hoạt động, tôi cũng đã từ nhiệm hiệu trưởng trường đó rồi, không còn là hiệu trưởng nữa”. Khi PV đặt câu hỏi về việc tại sao không chọn ngày khác để học sinh rút hồ sơ mà lại chọn ngày toàn quốc khai giảng 5/9 thì ông Cường lấy lý do đang bận việc, không trả lời được.

Ngày 21/9, ông Trần Đăng Tâm, Chánh án TAND quận Gò Vấp, TPHCM, cho biết: “Chúng tôi đang thụ lý hồ sơ vụ kiện của xung quanh nợ lương và bảo hiểm xã hội của giáo viên Trường THCS - THPT Âu Lạc. Với vụ việc này, chúng tôi đã yêu cầu nhanh chóng đưa ra xét xử sớm nhất có thể để đảm bảo quyền lợi của các giáo viên”.

Đọc tiếp »

Dạy ngoại ngữ nào là tùy thuộc nhu cầu

Về kế hoạch thí điểm chương trình giảng dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc hệ 10 năm của ngoại ngữ thứ nhất, Bộ GD&ĐT có ý kiến như sau:

“Ngoại ngữ thứ nhất” là ngoại ngữ bắt buộc. Theo Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006, học sinh được lựa chọn một trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất. Năm 2011, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18/5/2011 về việc Tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ hai tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

“Ngoại ngữ thứ hai” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh. Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong năm ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ hai.

Thực hiện nhiệm vụ nêu tại Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kế hoạch triển khai giai đoạn 2016-2020, trong đó có hoạt động xây dựng chương trình môn học tiếng Nga, tiếng Trung Quốc theo chương trình mới - hệ 10 năm như đã xây dựng đối với tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Việc xây dựng chương trình này nhằm đảm bảo người học khi hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được các chuẩn đầu ra quy định theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đã được ban hành.

Tóm lại, hiện nay đã có 3 thứ tiếng là ngoại ngữ 1, bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật. Theo lộ trình, sắp tới, sẽ có thêm tiếng Trung Quốc và tiếng Nga theo đúng quyết định được ban hành năm 2006. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngoại ngữ nào để giảng dạy là ngoại ngữ thứ nhất thì tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của địa phương chứ Bộ không quy định cứng phải chọn ngoại ngữ nào.

Đọc tiếp »

Vì sao kem sữa chua Subo đang khuấy đảo giới học trò?

Kem sữa chua có cái tên đáng yêu là Subo, là sản phẩm của Vinamilk, thương hiệu quốc gia dẫn đầu về các sản phẩm sữa, sữa chua tại Việt Nam đó các bạn. Và giá Subo rất hợp túi tiền học trò chúng tanha: chỉ có 3.000 đồng mà thôi. Có 4 huơng vị là sữa chua thuần túy, Ccam, Ddâu và Vvải để bạn lựa chọn theo ý thích.

Subo dạng ống, cầm rất vừa tay, ăn cũng vừa miệng nữa. Chỉ việc xé đầu bao, đẩy lên từ từ để ăn. Vừa dễ thao tác,vừa không lo sữa chua chảy dính vào tay như kem que thông thường nữa.

Vì sao kem sữa chua Subo đang khuấy đảo giới học trò? - ảnh 1
Trên bao bì có in hình chú bò sữa Subo siêu cute, in ấn màu sắc vui nhộn, sắc nét, nhìn thật hút hồn.Xxé một đường theo huớng dẫn để phần kem sữa chua lộ ra, tớ bắt đầu nghe vị sữa chua mát lạnh cùng mùi trái cây tỏa lên.
Cắn vào một miếng! Wow! Kem sữa chua cứng cứng, dẻo quánh, mịn mướt, chứ không sồn sột,toàn đá như các loại yaourt đá thông thường tớ hay thấy! Cảm giác Subo thật nhiều sữa chua, thật nhiều dinh dưỡng. Thật không hổ danh là sản phẩm của Vinamilk. Kem sữa chua Subo tan đến đâu, mát lạnh đầu lưỡi đến đó, chua chua ngọt ngọt, béo béo thơm sữa, kèm vị trái cây nhiệt đới, ngon tuyệt đỉnh.Ăn xong, chép miệng, cổ họng vẫn còn thoang thoảng mùi sữa chua. Lưu luyến và hấp dẫn.
Thêm một lý do khiến bạn không thể bỏ qua khi thuởng thức kem sữa chua Subo trong tháng 9 này là ngoài việc được ăn ngon thì còn được tặng phụ kiện đẹp nữa. Đó chính là dây đeo đa năng Subo – một phụ kiện cũng đang làm mưa làm gió trong giới học đường nhờ nội dung ngộ nghĩnh trên mặt dây cùng tính tiện lợi vàì có thể làm dây chuyền, móc khóa, phụ kiện cho balo, túi xách.
Vì sao kem sữa chua Subo đang khuấy đảo giới học trò? - ảnh 2
Vì sao kem sữa chua Subo đang khuấy đảo giới học trò? - ảnh 3
Vì sao kem sữa chua Subo đang khuấy đảo giới học trò? - ảnh 4
Vì sao kem sữa chua Subo đang khuấy đảo giới học trò? - ảnh 5
Tớ đã sưu tập được 1 dây đeo có nội dung “Đẹp trai lỗi tại aiDây đeo này đang là phụ kiện siêu cá tính mà bạn bè nhìn vào ai cũng trầm trồ đó.

Ngoài ra còn có những dây đeo có nội dung cá tính khác như Soái ca chính là ta”, “Xinh gái có gì sai trái”, “Một mí đầy ý chí”. Chỉ cần mua 10 cây kem sữa chua Subo là có ngay 1 dây đeo thế này đó!

Vì sao kem sữa chua Subo đang khuấy đảo giới học trò? - ảnh 6

Từ nay đến hết ngày 10/10/2016 (hoặc đến khi hết sản phẩm khuyến mãi), khi mua 10 cây kem sữa chua Subo, bạn sẽ đuợc tặng ngay 1 dây đeo đa năng cá tính.

Hãy sưu tập trọn bộ 10 dây đeo độc đáo để khẳng định cá tính với bạn bè từng ngày, bạn nhé!

Sản phẩm có bán tại các điểm bán kem Vinamilk, siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vinamilk trên toàn quốc

Đọc tiếp »

Thực hiện ngay ước mơ du học ở ILA Fair 2016

Có rất nhiều những câu hỏi, những băn khoăn, phải lựa chọn sao cho đúng giữa hàng ngàn ngôi trường trên khắp thế giới, và phải làm sao để ngôi trường đó cũng lựa chọn mình, thì quả là một nhiệm vụ không dễ dàng. Thấu hiểu những trăn trở đó, ILA Du học luôn cố gắng mang những cơ hội giáo dục tốt nhất đến gần hơn với các bậc phụ huynh và các em thông qua Ngày Hội Du Học Quốc tế ILA 2016.

Ngày Hội Du Học Quốc tế ILA 2016 là nơi quy tụ của hơn 30 tổ chức giáo dục liên kết với hơn 300 trường Đại học và Tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới với nhiều chương trình đào tạo như Giao lưu Văn hóa, Trung học, Đại học và Thạc sĩ, phù hợp với nhu cầu học tập của từng học sinh. Có thể kể đến là nhóm các trường top 500 tại Mỹ, top 300 tại Úc, top 200 tại Anh và hệ thống trường các Trung học Nội trú tốt nhất tại Mỹ.

Đặc biệt, trong Ngày hội lần này có sự tham dự của thầy Siv đến từ tổ chức Top Scholars – với 10 năm kinh nghiệm tuyển sinh cho trường Đại học Cornell thuộc nhóm 8 trường Đại học hàng đầu của Mỹ Ivy League.

Chương trình đào tạo của Top Scholars dành riêng cho các bạn học sinh có nguyện vọng vào top trường Đại học tại Mỹ. Trong đó, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng viết luận, phản biện, diễn thuyết, lãnh đạo và tham gia vào tất cả các hoạt động cần thiết để đảm bảo cho các em tỷ lệ được nhận vào các trường Đại học tốt nhất tại Mỹ là 100%.

Tại Ngày hội lần này, mỗi trường tham dự đều có những thế mạnh về vị trí địa lý, chuyên ngành đào tạo, yêu cầu đầu vào, mức học phí và các chế độ học bổng khác nhau. Nhờ đó sẽ mở ra nhiều phương hướng học tập mới phù hợp với điều kiện và mong muốn của riêng từng em.

Quý phụ huynh và các em học sinh – sinh viên tham dự Ngày hội sẽ có cơ hội:

· Tham gia thi tiếng Anh ELTIS miễn phí để tham dự Chương trình giao lưu văn hóa Mỹ.

· Tiếp cận các đại diện trường Trung học và Đại học hàng đầu từ các nước Mỹ, Úc, Canada, Anh, Singapore, New Zealand, Tây Ban Nha để được tư vấn và giải đáp các thông tin du học.

· Tham dự các Hội thảo chuyên đề với khách mời là các chuyên gia phân tích giáo dục.

· Đăng ký, phỏng vấn xét học bổng trực tiếp với đại diện trường ngay tại Ngày hội

· Được đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp tận tâm của ILA Du học hỗ trợ công tác chuẩn bị, bổ sung những hồ sơ cần thiết để sẵn sàng lên đường đi du học.

Ngày hội sẽ được tổ chức:

- Tại Tp.HCM: 15h00 – 20h00, Thứ 6 ngày 30/09/2016

- Tại Đà Nẵng: 15h00 – 18h00, Thứ 7 ngày 01/10/2016

- Tại Hà Nội: 13h00 – 17h00, Chủ Nhật ngày 02/10/2016

Để đăng ký tham dự, vui lòng liên hệ ILA Du học tại đây. Hoặc:

* info.osc@ilavietnam.edu.vn

( 0838228838 - 0903891511

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn Du học, ILA Du học đã hỗ trợ hơn 10,000 học viên du học thành công với tỷ lệ đậu Visa lên đến 98%.

Đọc tiếp »

Ngày hội 'Bienvenue en France!' 2016

Ngày hội, nhằm mục đích quảng bá hệ thống giáo dục Đại học Pháp, đồng thời cũng là dịp để khách tham dự khám phá tất cả những khía cạnh hấp dẫn và lôi cuốn của nước Pháp như: danh lam thắng cảnh và di sản, ẩm thực và văn hoá, nghệ thuật sống và các thành tựu sáng tạo thông qua các gian thông tin chuyên đề và nhiều hoạt động thú vị.

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày Thứ bảy ngày 08/10/2016 tại TP Hồ Chí Minh (Khách sạn Pullman Saigon Centre) và Chủ nhật, ngày 09/10/2016 tại Hà Nội (Khách sạn Pullman Hanoi).

“Bienvenue en France !” sẽ mang đến cho khách tham dự sự thôi thúc, mong muốn đến Pháp trong một vài ngày, một vài tuần hoặc hơn thế nữa là một vài năm.

Ngày hội 'Bienvenue en France!' 2016 - ảnh 1
Đại sứ quán Pháp cho hay, chương trình Ngày hội năm nay sẽ vô cùng hấp dẫn. Rất nhiều đối tác tham gia và, một con số kỷ lục, 44 trường Đại học của Pháp sẽ có mặt trong sự kiện này, trong đó có 8 trường Đại học Tổng hợp và rất nhiều trường lớn trong các lĩnh vực Thương mại, Kỹ sư, Khoa học chính trị và Quản lý nhà hàng-khách sạn.

Về phương diện giáo dục, khách tham dự – học sinh, sinh viên, quý phụ huynh – sẽ được gặp gỡ trực tiếp với đại diện các trường và tham gia vào những hội thảo chuyên đề về học bổng, visa, chương trình học bằng tiếng Anh tại Pháp, v.v... Quý khách cũng sẽ được trao đổi với các nhân viên của Campus France và các bạn trẻ Việt Nam đã từng đi du học tại Pháp.

Khách tham dự sẽ có cơ hội tham gia vào các buổi hội thảo giới thiệu các trường Đại học Pháp . Quý khách quan tâm có thể đặt hẹn để có một cuộc trao đổi trực tiếp 15 phút với đại diện của các trường mà họ lựa chọn thông qua trang web của Ngày hội (www.bienvenueenfrance-vietnam.com).

Theo Đại sứ quán Pháp, rất nhiều điều bất ngờ đang chờ đón người tham dự, gồm chương trình bốc thăm trúng thưởng với nhiều giải thưởng hấp dẫn, trong đó có 1 vé máy bay khứ hồi đi Pháp.

44 trường Đại học của Pháp sẽ có mặt trong sự kiện này, trong đó có 8 trường Đại học Tổng hợp và rất nhiều trường lớn trong các lĩnh vực Thương mại, Kỹ sư, Khoa học chính trị và Quản lý nhà hàng-khách sạn
Đọc tiếp »

Việt Nam giành giải nhất thi viết thư quốc tế UPU

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng trao tặng giải nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 45 tại Việt Nam cho Nguyễn Thị Thu Trang. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng trao tặng giải nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 45 tại Việt Nam cho Nguyễn Thị Thu Trang.

Từ chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 45: “Hãy viết một bức thư cho chính mình năm 45 tuổi”, Thu Trang đã hóa thân thành cậu bé Aylan Kurdi- người thiệt mạng trên bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến vượt biển cùng gia đình để viết thư cho chính mình vào năm 45 tuổi. Bức thư đã nhận được sự đánh giá rất cao từ Ban giám khảo cuộc thi viết thư Quốc tế UPU. Lời kể của cậu bé Aylan Kurdi trên Thiên Đường, hay chính là giấc mơ của Nguyễn Thị Thu Trang về một thế giới không còn bạo lực, không còn cảnh con người phải xua đuổi nhau, dồn nhau xuống biển không chỉ lay động lòng người mà còn gây được ấn tượng rất mạnh.

Ngay sau khi nhận được thông báo từ Liên minh Bưu chính thế giới, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cùng các cơ quan liên quan đang khẩn trương chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đưa em Nguyễn Thị Thu Trang sang Thổ Nhĩ Kỳ nhận giải thưởng trong khuôn khổ Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ 26 tại Istanbul vào đầu tháng 10/2016.

Đây là lần thứ hai Việt Nam vinh dự đạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi viết thư Quốc tế UPU. Trước đó, học sinh Hồ Thị Hiếu Hiền (THCS Tây Sơn, Đà Nẵng) đã đạt giải thưởng cao nhất trong cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 39

Ngày 14/10 tới, Lễ phát động cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 45 sẽ được tổ chức tại Cần Thơ. Tại Lễ phát động, Ban tổ chức sẽ trao bằng khen và phần thưởng cho em Nguyễn Thu Trang – chủ nhân của bức thư hay nhất thế giới năm 2016.

Cuộc thi viết thư quốc tế được UPU được tổ chức hàng năm nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi; tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ, đồng thời giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

Đọc tiếp »

Thí sinh cận thị không được xét tuyển vào Học viện Tòa án

Tên trường, ngành đào tạo, tổ hợp môn thi xét tuyển, chỉ tiêu như sau:

Trường/ngành đào tạo

Mã trường/ mã ngành

Tổ hợp môn thi/xét tuyển

Chỉ tiêudự kiến

Học viện Tòa án

HTA

200

Ngành Luật học

D380101

Toán, Vật lí, Hóa học

50

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

50

Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

50

Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

50

Đối tượng đăng ký xét tuyển: Thí sinh đã tham gia và có kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 theo Tổ hợp môn thi đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đại học quy định, có nguyện vọng học tại Học viện Tòa án.

- Thời gian: Từ ngày 23/9/2016 đến 17h00 ngày 30/9/2016.

+ Nộp trực tiếp: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT vào các ngày từ 23/9 đến 17h00 ngày 30/9/2016 (gồm cả thứ 7, chủ nhật) theo địa chỉ: Khoa Đào tạo Đại học, nhà A1 (tầng 1), Học viện Tòa án, đường 282, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

+ Nộp qua đường chuyển phát nhanh EMS của bưu điện: Thí sinh gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển về địa chỉ như địa chỉ nộp trực tiếp.

+ Bằng phương thức trực tuyến (online), mã Học viện: HTA.

Sơ tuyển: Học viện Tòa án tổ chức sơ tuyển cho thí sinh, cụ thể:

- Thời gian: Từ 8h30 đến 17h00 trong hai ngày 05,06/10/2016.
- Địa điểm sơ tuyển: Học viện Tòa án; địa chỉ: đường 282, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

- Tiêu chuẩn sơ tuyển:

Về độ tuổi: Thí sinh dự tuyển không quá 22 tuổi (tính đến năm dự thi).

+ Về tiêu chuẩn chính trị: Là công dân Việt Nam, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Về tiêu chuẩn sức khỏe: Thí sinh phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Chiều cao, cân nặng:
* Nam: Chiều cao từ 1,60m, cân nặng từ 48kg trở lên.
* Nữ: Chiều cao từ 1,55m, cân nặng từ 45kg trở lên.
+ Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính, không bị cận thị.

Trong các ngày sơ tuyển, thí sinh phải đến Học viện Tòa án nộp bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2016. Thí sinh đã qua sơ tuyển (đăng ký vào các trường đại học, học viện Công an nhân dân và Đại học kiểm sát) phải nộp bản gốc chứng nhận đạt kết quả sơ tuyển, nếu không nộp đúng thời hạn coi như chưa qua sơ tuyển và phải sơ tuyển.

Thí sinh vắng mặt trong các ngày sơ tuyển được coi là từ bỏ đăng ký xét tuyển vào Học viện Tòa án.

Thí sinh tự chủ động đến đúng thời gian, địa điểm do Học viện Tòa án quy định để thực hiện sơ tuyển.

Điểm trúng tuyển xác định theo từng tổ hợp môn thi và tính từ điểm cao xuống điểm thấp đến hết chỉ tiêu tuyển sinh.

Nếu còn chỉ tiêu mà nhiều thí sinh cùng mức điểm sẽ xét theo thứ tự các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí 1: Thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi trong cả 3 năm THPT.

Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, nếu Học viện vẫn còn chỉ tiêu nhưng có nhiều thí sinh bằng điểm, cùng tiêu chí 1 thì xét đến tiêu chí môn thi ưu tiên:

Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp các môn:

(i) Toán, Vật lí, Hóa học thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.
(ii) Toán, Vật lí, Tiếng Anh thì thí sinh có điểm thi môn Vật lí cao hơn sẽ trúng tuyển.
(iii) Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thì thí sinh có điểm môn Ngữ văn cao hơn sẽ trúng tuyển.
(iv) Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh thì thí sinh có điểm thi môn Tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.

Sau khi xét hết tiêu chí 2 vẫn chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh của Học viện sẽ quyết định hết số chỉ tiêu còn lại (nếu có).

Học viện Tòa án thông báo trúng tuyển trước ngày 20/10/2016.

Đọc tiếp »