Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân đã duyệt điểm xét tuyển vào đào tạo cao đẳng, trung cấp năm 2016 của nhà trường như sau:
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016
Hiệu phó đưa 6 nữ sinh lớp 9 đi hát karaoke
Ông Lê Văn Thanh, Hội trưởng phụ huynh học sinh Trường THCS Bình Sơn cho hay, vụ việc xảy ra từ năm 2014 nhưng không được giải quyết triệt để. Sau lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, 6 nữ sinh lớp 9 được ông Sơn dùng ôtô chở đi hát karaoke tại thị trấn Giắt, huyện Triệu Sơn, cách trường cả chục km. Sau đó, các em được đưa về cách nhà 4 km, phải đi bộ hoặc xin xe khác về.
Nhận thấy sự việc không bình thường nên Hội phụ huynh đề nghị UBND xã Bình Sơn và huyện Triệu Sơn làm rõ, ngăn chặn tình trạng này tái diễn với các nữ sinh khác trong trường.
Cũng theo đơn đề nghị của Hội phụ huynh học sinh, từ khi ông Sơn về trường đã gây mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm giáo viên..., không đúng với tư cách người thầy, người lãnh đạo.
Hiệu trưởng THCS Bình Sơn, thầy Nguyễn Thọ Bình cho hay, đã đến từng gia đình nữ sinh thẩm định và học sinh khẳng định có đi hát cùng thầy Sơn.
“Người thầy mà có lối sống như thế là vi phạm đạo đức, chưa đủ làm tấm gương để chúng tôi gửi gắm niềm tin…”, ông Lê Văn Thanh, Hội trưởng phụ huynh học sinh Trường THCS Bình Sơn nói.
Chủ tịch UBND xã Bình Sơn Ngân Văn Quý thông tin, sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh đã giao công an xã xác minh. “Sự việc là có thật”, ông Quý nói và cho hay vụ việc kéo dài gây mất an ninh chính trị, dư luận không tốt nên xã thống nhất đề xuất Phòng Giáo dục điều chuyển ông Sơn đi đơn vị khác song chưa được chấp thuận.
Cơ hội tìm hiểu nền giáo dục New Zealand
Là sự kiện thường niên do Tổ chức Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) cùng Đại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán New Zealand thực hiện, Triển lãm quy tụ hơn 40 trường uy tín, đại diện của ENZ, Cơ quan di trú New Zealand, Đại Sứ Quán cùng Lãnh Sự Quán New Zealand.
Đây là cơ hội duy nhất trong năm để tìm hiểu thêm về giáo dục New Zealand và những gì New Zealand có thể mang đến cho hành trình du học cũng như tương lai nghề nghiệp của du học sinh Việt Nam. Triển lãm giáo dục New Zealand lần này thu hút sự tham gia của hơn 40 trường uy tín hàng đầu New Zealand, bao gồm Đại học, Học viện Kỹ nghệ và Trung học phổ thông.
Đại diện của các trường sẽ tư vấn cụ thể cho phụ huynh và học sinh về các ngành học và điều kiện nhập học. Ngoài ra, đại diện của Cơ quan di trú New Zealand sẽ chia sẻ thông tin về thị thực du học, quyền làm việc của sinh viên quốc tế. Một điểm mới trong Triển lãm giáo dục 2016 là các hội thảo chuyên đề dành cho các sinh viên quan tâm đến bậc Tiến sĩ tại New Zealand với sự tư vấn trực tiếp từ các Đại học New Zealand.
Đặc biệt, với ngành công nghiệp hàng không hiệu quả bậc nhất thế giới cùng uy tín đào tạo phi công được công nhận trên toàn cầu, đây cũng là lần đầu tiên Triển lãm giáo dục New Zealand mang đến cho phụ huynh và học sinh Việt Nam các hội thảo chuyên đề về đào tạo hàng không và phi công tại New Zealand.
Những năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam theo học tại New Zealand đang tăng trưởng nhanh chóng, và Việt Nam là nước đứng thứ hai trong khối ASEAN về lượng sinh viên quốc tế tại New Zealand. Hiện tại, có khoảng 2.000 du học sinh Việt Nam đang lựa chọn New Zealand là “mái nhà” thứ hai cho mình. Ba nhóm ngành được du học sinh Việt Nam lựa chọn phổ biến nhất là các ngành Quản lý & Thương mại, các ngành Khoa học Xã hội và Văn hóa, và các ngành Công nghệ thông tin.Tất cả các trường Đại học của New Zealand đều được xếp hạng trong 3% trường Đại học hàng đầu thế giới (theo xếp hạng của QS World University Rankings). Với phương pháp giảng dạy tiên tiến, lấy người học làm trung tâm, học sinh và sinh viên được tạo điều kiện để phát triển tối đa tiềm năng của bản thân để có khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, và biết phân tích vấn đề. Bằng cấp của New Zealand được quốc tế công nhận rộng rãi và đánh giá cao, là tấm hộ chiếu đi đến thành công cho du học sinh.
Triển lãm Giáo dục New Zealand 2016 mở cửa tự do chào đón tất cả phụ huynh và học sinh. Thông tin chi tiết và đăng ký tại http://www.studyinnewzealand.govt.nz/vn/nzfair/.
Triển lãm Giáo dục New Zealand 2016
· Thứ 7, 24/09/2016, 8:30g – 15:00g
Khách sạn Sheraton, 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM
· Chủ nhật, 25/09/2016, 8:30g – 15:00
Khách sạn Melia, 44 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Dây đeo đa năng đang làm mưa làm gió trong giới học trò
Một sợi dây đeo không quá cầu kỳ nhưng lại trở thành một trào lưu cực “hot” được giới học trò săn lùng. Theo nhiều bạn chia sẻ, lý do khiến dây đeo đa năng Subo làm mưa làm gió thời gian qua bởi tính tiện dụng của dây đeo khi có thể vừa làm đẹp cho mình, vừa trang trí cho cặp xách, balo của các bạn. Thử nghía qua một vài kiểu dây được giới học trò ưa dùng này nhé!
Cùng với mặt dây kem sữa chua Subo có nội dung“Soái ca chính là ta”, “Đẹp trai có gì sai”… thì dây đeo “Xinh gái có gì sai trái” rất được các bạn nữ ưa chuộng. Các câu nói ngộ nghĩnh này như một cách nghịch ngợm đáng yêu và đầy tự tin, bạn nhỉ?
Một bạn nam có chiều cao “khiêm tốn” vẫn rất tự tin với dây đeo cổ “Thấp thấp nhưng… đẳng cấp!”. Các dây đeo đa năng Subo đều có nhiều màu sắc khác nhau và phù hợp với bất kỳ chiếc áo nào của bạn.
Khi kết hợp hai dây đeo treo trên những chiếc cặp này, dây đeo đa năng Subo lại trở thành một phụ kiện điểm nhấn, giúp bạn gây chú ý với bạn bè xung quanh!
Vừa khẳng định vẻ đẹp trai hot boy thứ thiệt của mình bằng câu “Soái ca chính là ta”và “Đẹp trai có gì sai?”, vừa tự tin với “Mắt một mí đầy ý chí” – Đó là cách mà bạn trai này kết hợp 3 dây đeo vừa là dây chuyền, vừa là móc khóa balo để khẳng định cá tính.
Đồng phục học sinh với áo trắng quần/ váy xanh khiến ai cũng như ai, nhưng dây đeo đa năng với nhiều màu, nhiều hình ảnh đã giúp tạo ra sự khác biệt, cá tính riêng cho mỗi bạn trẻ.
Bạn mũm mĩm, cận thị, mắt một mí, thậm chí là… nấm lùn đi chăng nữa thì cũng đừng tự ti mà hãy biến đó thành điểm mạnh của riêng mình bằng cách chọn dây: “Mũm mĩm thường…bí hiểm” hay “Kính cận tính cẩn thận”. Và còn nhiều nhiều những dây đeo có nội dung nhí nhảnh như “Tóc ngắn nhìn muốn cắn”, “Dáng cao yêu thể thao”…. tha hồ cho bạn lựa chọn.
Kem sữa chua Subo, một sản phẩm của thương hiệu quốc gia Vinamilk, khi ra mắt thị trường vào tháng 4 năm nay đã “khuấy động” các căn tin học đường và các điểm bán kem Vinamilk. Giá chỉ 3.000 đồng/ cây, kem sữa chua Subo nhanh chóng trở thành món ăn vặt và tráng miệng được yêu thích nhất của học trò cả nước: Sữa chua ngon tuyệt, nay được đông thành kem. Cắn một miếng vào là cảm nhận ngay độ dẻo, mịn của sữa chua, vị chua chua ngọt ngọt cùng hương trái cây, thật đúng là “ngon tuyệt đỉnh”
Từ nay đến hết ngày 10/10/2016 (hoặc đến khi hết sản phẩm khuyến mãi), khi mua 10 cây kem sữa chua Subo, bạn sẽ đuợc tặng ngay 1 dây đeo đa năng cá tính.
Hãy sưu tập trọn bộ 10 dây đeo độc đáo để khẳng định cá tính với bạn bè từng ngày, bạn nhé!
Sản phẩm có bán tại các điểm bán kem Vinamilk, siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vinamilk trên toàn quốc
Tuyển sinh đào tạo nghề, gió đổi chiều
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho hay, điều ngạc nhiên là trước đây, các trường nghề luôn tuyển ồ ạt sau khi các trường ĐH đã xét tuyển xong. Năm nay, lại có sự biến động đổi chiều khi chỉ mới trong tháng 8 nhưng nhiều trường đã tuyển gần đủ chỉ tiêu!
Những năm gần đây, trung bình mỗi năm các cơ sở đào tạo nghề tuyển sinh trên dưới 2 triệu học viên ở cả 3 hệ: cao đẳng, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Trong đó, tỉ lệ học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm ngay chiếm khoảng trên 75%, ở một số nghề và một số trường nghề tỷ lệ này lên đến trên 90%.
Đặc biệt, các ngành nóng ở thời điểm hiện nay, các trường nghề đào tạo đến đâu doanh nghiệp xin đến đấy như: Điện dân dụng (sinh viên có việc làm 96%); Nghề Hàn (sinh viên có việc làm 91%); Nguội sửa chữa máy công cụ (91%); Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính (88%); Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí: 85%,...
Sau khi các trường nghề bàn giao học sinh, sinh viên, thường có yêu cầu doanh nghiệp đánh giá trình độ tay nghề cho thấy, 80% - 85% số lao động qua đào tạo nghề được sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo, trong đó có 30% học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng nghề từ khá trở lên. Ở một số nghề (nghề Hàn, nghề Dịch vụ nhà hàng, Nấu ăn, Thủy thủ tàu biển, điện, cầu đường, dầu khí, công nghệ thông tin...) kỹ năng nghề của một bộ phận lao động Việt Nam đã tiếp cận chuẩn khu vực và quốc tế.
Thưa ông, điểm mới trong mùa tuyển sinh trường nghề năm nay là gì? Nhiều trường nghề cam kết đầu ra có việc làm tới 90%, điều này có đúng không?
Đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên đăng ký theo học tại các cơ sở đào tạo nghề. Cụ thể, mức học phí của đa số các trường học viên phải đóng đều rất thấp chỉ từ 200.000 đồng - 350.000 đồng/ tháng. Học viên thuộc diện gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được miễn giảm học phí từ 50-100%, đặc biệt đối tượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học trung cấp nghề được miễn 100% học phí. Chưa kể, đa số cơ sở đào tạo nghề hiện nay đều được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại nên khi vào học các em ở ký túc xá chi phí cực kỳ rẻ (chỉ khoảng 30.000 - 120.000 đồng/tháng) hoặc miễn phí.
Tổng cục xác định rõ cho các cơ sở đào tạo nghề, nhất là 45 trường nghề chất lượng cao, các trường có nghề trọng điểm phải đảm bảo đầu ra có việc làm cho học sinh, sinh viên. Các trường này từng bước hoạt động theo cơ chế tự chủ, nhà trường phải tự tìm kiếm các doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo, liên kết tạo đầu ra. Và có một thực tế hiện nay là nhiều ngành nghề trường không đào tạo đủ để giới thiệu cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đến tận trường tài trợ học bổng, trả lương trước để “xí phần” sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đào tạo nghề tiêu chuẩn Úc
Đi liền với việc mở rộng hệ thống trường nghề, điểm yếu của lao động Việt Nam trong hội nhập như ngoại ngữ, tay nghề có được quan tâm, thưa ông?
Bên cạnh việc đầu tư mở rộng cơ sở vật chất, bồi dưỡng giáo viên, đào tạo chú trọng kỹ năng nghề, ngoại ngữ đơn vị sẽ triển khai đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế với mục tiêu hết năm 2017 tiếp nhận, chuyển giao 34 bộ chương trình cấp độ quốc tế từ nước ngoài. Khi đó, sẽ đào tạo thí điểm cho khoảng 2.750 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Đến thời điểm này, Bộ LĐTB&XH đã thực hiện chuyển giao 20 bộ chương trình của 20 nghề từ Malaysia và Úc.
Thời gian tới, bộ tiếp tục thực hiện chuyển giao 14 bộ chương trình của 14 nghề từ Đức. Đối với bộ chương trình được chuyển giao từ Úc, trong tháng 8 đến trung tuần tháng 9 này, 25 trường cao đẳng nghề chất lượng cao đang tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng theo tiêu chuẩn của Úc ở 12 nghề, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng của Úc (chuẩn quốc tế), sinh viên ra trường nếu có nguyện vọng và đạt chuẩn quy định sẽ được học liên thông lên đại học của Úc (xin truy cập Website: tcdn.gov.vn – trang tuyển sinh).
Một điểm cốt lõi nữa của sinh viên để tham gia thị trường lao động quốc tế trong quá trình hội nhập chính là ngoại ngữ. Trong giai đoạn 2016 – 2020, các trường sẽ tổ chức đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc cho gần 900 sinh viên, đầu vào sinh viên phải có trình độ tiếng Anh A2 theo khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu, và được nhà trường tổ chức đào tạo khoảng 6 tháng tiếng Anh để đạt trình độ tiếng Anh B1 theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu. Với chương trình này, sinh viên theo học nghề hoàn toàn bằng ngoại ngữ, giáo viên giảng dạy đã được phía Úc kiểm định và công nhận đạt chuẩn giáo viên của Úc, sinh viên tốt nghiệp được cấp 02 bằng (của Việt Nam và của Úc).
Giai đoạn từ 2017 – 2020, tiếp tục đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Đức thí điểm cho khoảng 2.750 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Sau năm 2020 khi kết thúc đào tạo thí điểm sẽ tổ chức đánh giá để tiếp tục đào tạo nhân rộng tại các trường cao đẳng của Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng quốc tế (Úc, Đức), góp phần bổ sung nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động khu vực ASEAN và thế giới.
Nhiều học sinh đăng ký học nghề là tín hiệu vui tuy nhiên hệ thống trường nghề làm gì để đào tạo trúng nhu cầu của thị trường, nếu không trong ít năm nữa sẽ diễn ra cảnh: nghề thừa, nghề thiếu?
Hàng năm, Bộ lao động Thương binh và Xã Hội đều có đơn vị khảo sát, điều tra nhu cầu các ngành nghề trên thị trường. Từ đó, có chỉ thị yêu cầu các trường tập trung đào tạo ngành mũi nhọn. Học viên khi đăng ký vào trường nghề bên cạnh đam mê, sở thích trường nào cũng có ban tuyển sinh, tư vấn tình hình thị trường để thí sinh hiểu và có quyết định chọn lựa. Tôi lấy ví dụ, những ngành nghề có tỉ lệ việc làm cao những năm gần đây luôn hút thí sinh, trong khi những nghề như; Kế toán, Văn thư lưu trữ… đã có rất ít học viên chọn lựa.
Điểm chuẩn trung cấp các trường Công an Nhân dân cao nhất là 30
Theo đó, điểm chuẩn hệ trung cấp các trường Công an nhân dân năm 2016 như sau:
'Lều yêu thương' bùng nổ ở các trường đại học Trung Quốc
Cứ đến mùa nhập học là nhiều trường đại học ở Trung Quốc lại biến các phòng tập thể dục thành khu “cắm trại” cho phụ huynh, một số người phải đi hàng nghìn km để đưa con tới trường và nói lời tạm biệt.
Trong suốt hơn 5 năm qua, Đại học Thiên Tân (phía Bắc Trung Quốc) đã cung cấp chỗ ở miễn phí cho các bậc phụ huynh. Đây là nơi mọi người gọi là “những chiếc lều tình yêu”.
Những trường khác thì để cha mẹ sinh viên nằm ngủ trên chiếu trong phòng thể dục.
"Đi học đại học là khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời, vì vậy cha mẹ tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội này", Xiong Jinqi - tân sinh viên Đại học Thiên Tân - cho biết.
Cha mẹ của anh đã cùng con trai bắt chuyến tàu dài 19 tiếng từ tỉnh Giang Tây ở miền Nam Trung Quốc tới đây.
“Cha mẹ tôi sẵn sàng đến, tận mắt nhìn thấy nơi mà cuộc sống trong bốn năm tới của tôi sẽ diễn ra ở đó”, Xiong nói.
Một thế hệ được chiều chuộng?
Hình ảnh tại phòng thể dục của các trường đại học với những chiếc lều màu sắc của phụ huynh đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc, làm dấy lên một cuộc tranh luận rằng liệu những đứa con một ở đất nước này có phải được nuông chiều thái quá hay không?
Tuy nhiên, thế hệ con một ở Trung Quốc vẫn thường xuyên được cha mẹ và cả hai bên ông bà chăm sóc, khiến nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đã sản xuất ra một thế hệ thanh niên không thể hoặc không sẵn sàng tự chăm sóc bản thân mình.
Xiong Bingqi - phó giám đốc Viện Nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 - cho rằng có lẽ vấn đề này đã bị “thổi phồng” lên.
“Đó là vấn đề thường xuyên xuất hiện ở Trung Quốc mỗi khi bắt đầu năm học mới, các trường đại học luôn tràn ngập các bậc phụ huynh, những người đi theo con đến trường.
Đối với một số gia đình, đó là cách để họ ăn mừng thành viên gia đình đầu tiên đỗ đại học. Chẳng có gì sai khi họ chia sẻ niềm hạnh phúc đó”, ông nói.
Cha mẹ của tân sinh viên Xiong cũng là một trong số nhiều người ngủ tại 550 căn lều tạm ở phòng tập thể dục, Đại học Thiên Tân.
Cha Xiong cho biết: “Con tôi có rất nhiều hành lý và chúng tôi cũng muốn đi du lịch. Các khách sạn gần đây đã được đặt kín, vì vậy tôi phải ngủ trong lều”.
Sinh viên Xiong cũng đáp lại những chỉ trích trên và cho biết bản thân đang mong đợi cơ hội để được sống tự lập lần đầu tiên trong đời. “Đồng hành cùng cha mẹ mình trên đường đến trường không có nghĩa chúng tôi là những đứa con hư hỏng”, Xiong nói.