Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Chủ tịch nước: ĐH Quốc gia TP HCM phải là nơi hội tụ nhân tài

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại lễ khai giảng ĐH Quốc gia TPHCM ngày 3/10.Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại lễ khai giảng ĐH Quốc gia TPHCM ngày 3/10.

Trong hơn 30 phút nói chuyện với sinh viên, giảng viên tại lễ khai khóa năm học mới của Đại học Quốc gia TP HCM với chủ đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Thời cơ phát triển và các thách thức phi truyền thống”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu trường với vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước, phải tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ trong thời kỳ mới.

Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt là con người của thời kỳ dân số vàng. Để tận dụng ưu thế này, phải xây dựng nguồn lực trí tuệ để nắm bắt cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Trong đó, giáo dục đại học chất lượng cao sẽ có tác động trực tiếp và lan tỏa đến sự phát triển bền vững của đất nước.

“Đại học Quốc gia TP HCM cần phải phát triển ở một tầm cao mới, phải là nơi thu hút nhân tài, hội tụ của các trí tuệ xuất sắc trong giới khoa học, nghiên cứu và giảng dạy. Nhà trường cần khơi dậy khả năng sáng tạo, cống hiến của sinh viên phục vụ cộng đồng một cách thiết thực, hiệu quả”, Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị thời gian tới ĐH Quốc gia TPHCM cần khẳng định vai trò nòng cốt của mình trong hệ thống giáo dục đại học tiên tiến của Việt Nam và phải là đơn vị tiên phong trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thời đại kỹ thuật số.

Hiện nay, ĐH Quốc gia TPHCM là tổ hợp, hệ thống các trường đại học thành viên, các viện nghiên cứu và đơn vị chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực mạnh với 35 đơn vị thành viên và trực thuộc, trong đó có sáu trường đại học hàng đầu phía Nam, một viện nghiên cứu thành viên và 28 đơn vị trực thuộc hoạt động ở năm lĩnh vực: khoa học, công nghệ, xã hội, kinh tế và khoa học sức khỏe.

Đọc tiếp »

Mẹ nam sinh 'lớp 6 bị trả về lớp 1' ở miền Tây kêu cứu

Trao đổi với phóng viên ngày 3/10, người mẹ này cho hay do quá mặc cảm, con trai chị tên Lâm (13 tuổi) đã nghỉ học, theo cha đi làm đồng nửa tháng nay.

"Vài ngày trước, tôi qua Sở GD&ĐT Sóc Trăng kêu cứu nhưng không được giải quyết. Sáng nay, tôi gửi đơn cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì đến trưa được lãnh đạo Trường tiểu học Lý Đạo Thành ở phường 8 gọi lên, kêu Lâm ngày mai đi học lớp 5", chị Quỳnh Giao nói.

Theo người mẹ, năm Lâm học lớp 4 Trường tiểu học Lý Đạo Thành, gia đình thấy con trai học quá yếu. Sau khi bàn với chồng, nữ phụ huynh đến gặp cô chủ nhiệm lớp 4/3 để xin cho Lâm lưu ban một năm nhưng em vẫn lên lớp 5.

Mẹ nam sinh 'lớp 6 bị trả về lớp 1' ở miền Tây kêu cứu - ảnh 1Trường tiểu học Lý Đạo Thành ở TP Sóc Trăng. Ảnh: Cao Xuân.

"Cuối lớp 5, vợ chồng tôi thấy Lâm đọc chữ rất chậm nên xin thầy chủ nhiệm cho con mình ở lại lớp để học thêm một năm. Tuy nhiên, thầy nói cháu học được, gia đình đồng ý thì nhà trường cho lên lớp. Tôi không biết chữ, gửi con cho nhà trường thì thầy giáo nói sao mình nghe vậy", người mẹ kể.

Năm học 2016-2017, Lâm được xét tuyển vào trường THCS Lê Vĩnh Hòa. Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm, nhà trường giật mình khi nam sinh không làm được bài kiểm tra, tên họ em viết cũng không rõ.

Sau hai tuần học lớp 6, giáo viên phát hiện học lực của Lâm rất kém, không làm được bài tập, đọc và viết cũng không được. Trước tình hình này, Trường THCS Lê Vĩnh Hòa buộc phải mời phụ huynh đến làm việc và quyết định chuyển Lâm trở lại tiểu học.

"Sau khi con tôi đến trường cũ, cô hiệu trưởng gọi lên và nói Lâm không thể học lớp 5 mà phải học lại. Nghe đến đây, mẹ con tôi chỉ biết ôm nhau khóc. Thấy vậy, trường cho học lớp 2 nhưng được vài ngày thì Lâm bỏ học vì mặc cảm", chị Giao chia sẻ.

Ngoài bức xúc khi thấy con "tuột cấp" khiến tâm lý của Lâm bị sốc, chị Giao còn buồn vì nhà nghèo mà tốn trên 3 triệu đồng để mua quần áo, tập sách cho nam sinh học lớp 6. Riêng tiền trường, nữ phụ huynh đóng 415.000 đồng, chỉ được nhận lại 170.000 đồng.

Mẹ nam sinh 'lớp 6 bị trả về lớp 1' ở miền Tây kêu cứu - ảnh 2Chị Giao kể chuyện từng xin cho con trai ở lại lớp. Ảnh: CTV.

"Lãnh đạo THCS Lê Vĩnh Hòa nói đầu năm tôi đóng tiền bàn ghế, điện nước, vệ sinh cho con thì không lấy lại được", mẹ nam sinh cho hay.

Nhìn con trai hàng ngày theo cha ra đồng, chị Giao không cam tâm nên người mẹ chạy đi khắp nơi để gõ cửa các cơ quan. Chị muốn con mình học lớp 5, chứ không thể đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học mà phải học lại lớp 1.

Bà Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Đạo Thành, xác nhận chuyện Lâm không biết đọc, biết viết.

Theo bà Hạnh, trường này đạt chuẩn quốc gia 4 năm trước. Hàng năm, để xét lên lớp, trường tổ chức thi, kiểm tra chéo, nhận xét đánh giá đầy đủ theo Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT. Để xảy ra tình trạng học sinh lên lớp nhưng không biết đọc là lỗi do nhà trường tin tưởng giáo viên.

Ông Ngô Hùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết ông vừa ký văn bản gửi Sở GD&ĐT để yêu cầu kiểm tra, rà soát những trường hợp học sinh yếu kém vẫn được các trường cho lên lớp. Sau khi ngành giáo dục rà soát tất cả các trường hợp, tỉnh sẽ có ý kiến xử lý vụ việc đến nơi đến chốn.

* Tên nam sinh đã thay đổi.

Đọc tiếp »

Nhiều vụ đánh nhau, quay video vì Facebook

Nhóm nữ sinh ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa đánh nhau bị quay clip tung lên mạng xã hội. Ảnh: Cắt từ clip.Nhóm nữ sinh ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa đánh nhau bị quay clip tung lên mạng xã hội. Ảnh: Cắt từ clip.

Cụ thể ngày 23/9, khi nữ sinh Đ.T.T.O (học sinh lớp 11B, trường THPT Thiệu Hóa) đã bình luận với ý trêu đùa bức ảnh mà nữ sinh T.T.T.H (học sinh lớp 11A6, trường THPT Dương Đình Nghệ) đăng trên facebook. Hai bên nhắn tin qua lại, phát sinh mâu thuẫn, rồi hẹn gặp nhau trước cổng trường sau giờ tan học để giải quyết. Hai bên to tiếng, có sự cổ vũ của một số người nên xông vào đánh nhau, rồi Đ.T.T.O bị đánh hội đồng.

Trước đó, ngày 27/8, một nữ sinh lớp 10, trường THPT thị xã Sầm Sơn cũng bị một nhóm bạn nữ đánh, lột quần áo, quay video rồi đẩy lên mạng facebook. Gần đây nhất, vào cuối tháng 9/2016, một video nhóm nữ đánh hội đồng một bạn nữ xảy ra tại huyện Tĩnh Gia cũng được đẩy lên mạng facebook… Hiện các vụ việc đang được ngành chức năng xem xét để đưa ra hình thức xử lý đối với học sinh và các cá nhân liên quan.

Lo lắng trước tình trạng học sinh vào facebook có thể gặp nhiều rủi ro, chị Nguyễn Thị Thiện, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa nói: “Con tôi mới học THCS những đã sử dụng thành thạo facebook, giao lưu ảo với những người không quen biết… Gia đình cũng có kiểm soát, nhắc nhở việc này, nhưng không thể lúc nào cũng theo dõi được. Nhiều lúc tôi có cảm giác con bị “nghiện” facebook ảnh hưởng đến việc học tập.

Giải thích sau sự việc học sinh của trường tham gia đánh nhau do mâu thuẫn trên facebook, ông Lê Anh Niên - Hiệu trưởng Trường THPT Thiệu Hóa cho biết sẽ có biện pháp giáo dục học sinh trong việc sử dụng mạng facebook cũng như các trang mạng xã hội khác để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, ngăn chặn bạo lực học đường.

“Ngành giáo dục đang xem xét hình thức giáo dục học sinh, sinh viên về ứng xử trên mạng xã hội, mạng facebook tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc như đánh nhau, tổ chức đánh nhau, rồi quay video đẩy lên facebook để câu like...” - ông Nguyễn Ngọc Dũng - Trưởng phòng pháp chế học sinh, sinh viên, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết.

Trước tình trạng trên, Sở GD&ĐT đã có các công văn gửi các đơn vị, với các giải pháp cụ thể như: Phối hợp với chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, tạo điều kiện để các tổ chức Đoàn, Đội phát huy tích cực vai trò của mình; Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; Nêu cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, bộ môn trong việc ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống và các hành vi bạo lực học đường. Trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trước lãnh đạo địa phương và lãnh đạo ngành giáo dục về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên trên địa bàn…

Đọc tiếp »

Học sinh vùng biển được miễn học phí

Trước đó Tiền Phong thông tin, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã có văn bản đề nghị lên Sở Tài chính, UBND và Thường trực HĐND tỉnh về việc miễn học phí cho 16.000 học sinh các cấp, có hộ khẩu thường trú tại 4 huyện ven biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng (trong đó có 9.500 học sinh đang học tập tại 4 huyện, số còn lại có hộ khẩu tại địa phương song học ở những trường khác trong tỉnh).

Lý do, bước vào năm học mới, nhiều gia đình ở vùng biển không có thu nhập nên không có tiền đóng học phí và các khoản thu đầu năm…, có nguy cơ bỏ học cao.

Đọc tiếp »

Trường Cao đẳng Y Dược chạy đua chất lượng để hút thí sinh?

Trường Cao đẳng nghề Y Dược Pasteur là trường có thương hiệu lớn trong đào tạo nhân lực Y tế trình độ Cao đẳng các chuyên ngành Dược, Điều dưỡng và Xét nghiệm.

Theo tiến sĩ khoa học Y Dược Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Y Dược Pasteur cho biết: Để người học có kỹ năng tay nghề tốt thì việc quan trọng nhất là phải kiểm soát chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên Y Dược và nên có bệnh viện thực hành trực thuộc Trường như mô hình Bệnh Viện – Trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang là một cơ sở Y tế khám chữa bệnh chuyên sâu về Y học cổ truyền cho nhân dân trên địa bàn thủ đô và cũng là nơi thực tập, thực tế, thực hành trực do Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur trực tiếp quản lý nên nhà trường yên tâm về việc kiểm soát chất lượng đào tạo thực hành Y Dược.

Nâng cao chất lượng đào tạo Cao đẳng Y Dược để hút thí sinh?

Thực tế cho thấy, chỉ trong một thời gian ngắn số lượng cơ sở đào tạo Cao đẳng Y Dược đã tăng nhanh khiến người học băn khoăn về chuyên môn của giảng viên và bệnh viện thực hành. Một số ít các Trường Cao đẳng Y Dược đã tự đầu tư bệnh viện riêng theo mô hình Bệnh Viện – Trường Y nhằm bứt phá về chất lượng đào tạo khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh trong bối cảnh gần như các Trường Cao đẳng Y Dược chưa có bệnh viện trực thuộc trường để cho sinh viên thực tập, thực tế mà vẫn phải gửi nhờ các bệnh viện để thực tập.

Trao đổi xung quanh việc nâng cao chất lượng đào tạo thực hành thực tập bệnh viện, hướng tới chất lượng tay nghề của sinh viên Cao đẳng Y Dược đạt chuẩn Bộ Y tế, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh Viện Nhà trường hoạt động theo cơ chế tự chủ lấy thu bù chi theo cơ chế thị trường nên bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo Nhà trường nhận thức sâu sắc rằng muốn có được đội ngũ cán bộ y tế giỏi thì ngoài đội ngũ giảng viên tốt còn phải có cơ sở vật chất thực hành đạt chuẩn và có phương pháp quản trị khoa học thì mới đáp ứng được các tiêu chí chất lượng đào tạo gắn với việc làm cho sinh viên Y Dược ngay sau khi ra trường.

 Trường Cao đẳng Y Dược chạy đua chất lượng để hút thí sinh? - ảnh 1
Trong bối cảnh có nhiều cơ sở đào tạo Cao đẳng Y Dược khắp các tỉnh thành trên toàn quốc thì cuộc đua chất lượng đào tạo của những Trường Y Dược có giảng viên có trình độ chuyên môn cao cùng với cơ sở vật chất Bệnh viện trực thuộc Trường theo mô hình đào tạo Bệnh Viện – Trường học mới là yếu tố quyết định để thu hút thí sinh.

Theo Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur cho biết Bệnh viện tư tuy trực thuộc Trường nhưng cũng cung cấp dịch vụ y tế nên hoạt động như một doanh nghiệp. Ngoài việc tiếp nhận sinh viên thực hành thực tế thì vẫn phải hoạt động phục vụ bệnh nhân tốt để có nguồn thu chi trả các chi phí liên quan đến vận hành bộ máy hoạt động của Bệnh viện.

Do vậy, các Trường Cao đẳng Y Dược trong bối cảnh xã hội hoá Giáo dục – Y tế Việt Nam theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đều phải cạnh tranh về chất lượng tốt, học phí thấp để thu hút sinh viên. Trường nào có giảng viên tốt, cơ sở vật chất bệnh viện thực hành thực tập tốt và lãnh đạo có trình độ quản lý tốt thì sẽ thu hút được nhiều sinh viên.

Nhân dịp kỷ niệm 8 năm thành lập Trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur thông báo xét tuyển các chuyên ngành Cao đẳng Y Dược (chuyên ngành Kỹ thuật Dược, Điều Dưỡng, Xét Nghiệm) học tại Tp Hà Nội hoặc Tp HCM sẽ được miễn 100% học phí năm 2016.

Hồ sơ xét tuyển Trường Cao đẳng Y Dược năm 2016 bao gồm:

Giấy chứng tốt nghiệp tạm thời THPT (bản sao) đối với thí sinh vừa tốt nghiệp năm 2016.

Bản sao bằng THPT đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2016.

Học bạ THPT (bản sao photo công chứng)

Một phong bì có dán tem thư và ghi rõ địa chỉ liên lạc và số điện thoại của thí sinh.

Thí sinh nộp hồ sơ Trường Cao đẳng Nghề Y – Dược Pasteur Tp HCM qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp theo địa chỉ:

Cơ sở đào tạo tại TP HCM: sô 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại tuyển sinh Tp HCM: 08.6295.6295 – 09.6295.6295

 Trường Cao đẳng Y Dược chạy đua chất lượng để hút thí sinh? - ảnh 2
Cơ sở tại TP Hà Nội: Địa chỉ phòng 106 nhà B - 131 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0439.131.131 – 09.8258.8258

Tư vẫn trực tuyến trên Facebook: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Đọc tiếp »

Những trường học đẹp nhất thế giới

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Nhiều trường phổ thông 'ngóng' đề thi mẫu

Ông Nguyễn Quang Thuấn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Thái Nguyên cho rằng, với phương án thi năm nay, lo cấu trúc bài thi tổ hợp và thi trắc nghiệm môn Toán.

Đánh giá về phương án thi mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, ông Thuấn cho rằng phương án thi 2017 có thay đổi khá nhiều. Do đó, cả phụ huynh và học sinh đều rất lo, nhất là đề thi trắc nghiệm môn Toán.

Một thay đổi trong phương án thi 2017 là số lượng câu hỏi tăng lên và tăng thời gian làm bài thi, ông Thuấn cho rằng, điều đó là phù hợp.

“Như thế, chúng ta yên tâm hơn vì đề thi đủ lớn thì độ phủ kiến thức sẽ lớn hơn.”- Ông Thuấn nói.

“Việc thay đổi phương thức thi, hơn ai hết, chúng tôi ý thức được đội ngũ giáo viên phải nắm chắc trước tiên, do đó sẽ phải triển khai các phương án ôn tập sao cho thích hợp với học sinh. Ví dụ, với môn Giáo dục công dân, khi có đề thi mẫu, chúng tôi sẽ cho các em thực hành nhiều để cá em tiếp cận cách làm bài thật tốt”- ông Thuấn cho biết thêm.

Ông Thuấn khẳng định, việc thay đổi phương án thi là thay đổi về mặt kĩ thuật, còn nền tảng học tập vẫn quan trọng nhất. Do vậy, phải để các em làm quen và yên tâm học tập tốt mới có thể bước vào kì thi.

Thầy Nguyễn Văn Tấn - Hiệu trưởng trường Chuyên Lê Thánh Tông (Đà Nẵng) cho rằng, các em học sinh lớp 12, các phụ huynh và cả xã hội đang rất lo lắng về phương án thi năm 2017.

Theo ông Tấn, hiện nay chưa biết Bộ và tác giả của bộ đề này sẽ ra cái gì, ra như thế nào khi đề ra 2 trong 1, lấy tốt nghiệp và để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nên đề làm không phải là dễ.

“Vấn đề không phải là trắc nghiệm hay tự luận mà vấn đề mục đích kì thi đó làm gì, mục đích của kì thi này là gì. Theo tôi mục đích mới quan trọng chứ Ngữ văn thi trắc nghiệm vẫn hay”- ông Tấn khẳng định.

Số lượng câu hỏi nhiều, học sinh sẽ bị áp lực

Thầy Lê Vinh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Đà Nẵng cho rằng, trước đây đưa ra dự thảo có 60 câu hỏi trong bài thi tổ hợp giờ Bộ tăng lên 120 câu hỏi trong bài thi tổ hợp. Và nếu như 120 câu hỏi thực hiện trong 150 phút với học sinh phổ thông sẽ có một áp lực.

Vì đạt đủ 120 câu hỏi, với câu hỏi 4 phương án và phương án đưa ra dài sẽ làm cho học sinh làm đoạn đầu hiệu quả, đoạn sau thì tư duy mệt mỏi rồi những câu hỏi sau chất lượng sẽ khó khăn hơn.

“Thực sự Bộ GD&ĐT đưa ra hệ thống câu hỏi đó sẽ đánh giá được học sinh. Tuy nhiên, băn khoăn ở chỗ số lượng câu hỏi nhiều, và trong 150 phút về mặt sinh lý không chịu được thì chất lượng câu cuối hiệu quả không cao. Thực sự việc gì cũng có 2 mặt, muốn đánh giá được chất lượng của học sinh tốt nhất nhiều nhất phải dùng nhiều câu hỏi nhưng dùng nhiều câu hỏi chi phối bởi thời lượng và tuy duy của các em”- Ông Vinh nói.

Ông Vinh chia sẻ mong muốn về đề thi môn Toán cũng như các môn: “Nội dung câu hỏi làm sao ngắn, gọn, các em đọc khoảng thời gian như vậy sẽ đủ thời gian làm bài”.

Ông Vinh cho rằng, môn Toán thi trắc nghiệm để đánh giá học sinh tốt nghiệp THPT thì phù hợp chỉ có học sinh giỏi có nhiều cái tư duy logic, còn tốt nghiệp ra đề trắc nghiệm là tốt. Tương tự như vậy, đánh giá hợp lý vì vừa đảm bảo khách quan, đảm bảo được khi chấm bài không bị tác động, chênh lệch, không sai số.

“Giờ làm sao vừa cung cấp cho học sinh đơn vị kiến thức vừa làm sao các đơn vị kiến thức đó làm được câu hỏi trắc nghiệm. Khi cấu trúc đề thi của Bộ ban hành thì mới chỉ đạo sát hơn”- ông Vinh nói.

Ông Vinh cũng lo lắng ở môn Môn Giáo dục công dân: “ Sau khi có phương án đưa môn Giáo dục công dân thì đã họp tổ ở môn này và có những chỉ đạo viết lại khung chương trình. Trong thời gian tới sẽ vừa dạy như cũ và cũng đưa ra bộ câu trắc nghiệm để học sinh làm quen”.

Đọc tiếp »