Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Các trường phải báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp

Mục đích nhằm cung cấp, cập nhật thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp và khả năng tham gia vào thị trường lao động của sinh viên. Trên cơ sở đó, các trường nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, cơ cấu ngành đào tạo; điều chỉnh, bổ sung, cập nhật nội dung chương trình giảng dạy nhằm nâng cao tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.

Nội dung báo cáo gồm: Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; khu vực làm việc của sinh viên tốt nghiệp; đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đào tạo và tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp.

Theo đó, Bộ yêu cầu các trường phải báo cáo phải phản ánh khách quan, trung thực tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp; nêu rõ phương pháp, quy trình điều tra việc làm của sinh viên tốt nghiệp và minh chứng về việc thực hiện để phục vụ công tác kiểm tra, xác thực thông tin của báo cáo;

Bộ GD&ĐT, báo cáo là yêu cầu bắt buộc, làm cơ sở để giám sát chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của các trường và phải được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của trường.

Từ năm 2016, Giám đốc các ĐH, học viện; Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ sư phạm triển khai việc thu thập thông tin, xây dựng và công bố báo cáo về việc làm của sinh viên chính quy, tốt nghiệp bằng thứ nhất (tính từ sinh viên tốt nghiệp năm 2015) trên trang thông tin điện tử của trường, đồng thời gửi báo cáo về Bộ GD&ĐT, trước ngày 1/1 hằng năm (bắt đầu từ ngày 1/1/2017).

Đọc tiếp »

Phó Thủ tướng: “Đổi mới đại học khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong hội nghị về tự chủ đại học sáng nay 30/9. Ảnh: ĐHPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong hội nghị về tự chủ đại học sáng nay 30/9. Ảnh: ĐH

Sáng nay (30/9), Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội” với sự tham dự của hàng trăm trường đại học trên cả nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, có rất nhiều chỉ số để nói rằng giáo dục đại học “có vấn đề”. Ví dụ số lượng cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm, điều này còn tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, nhưng rõ ràng cũng có vấn đề về chất lượng đào tạo.

"Có nhiều nhà kinh tế nói với tôi rằng nếu ta có nhiều thật nhiều cử nhân ra cử nhân, thạc sĩ ra thạc sĩ, tiến sĩ ra tiến sĩ thì đó là nguồn lực thu hút mạnh mẽ hơn”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết thêm.

Một trong những "vấn đề" của giáo dục đại học Việt Nam, theo Phó Thủ tướng là công bố quốc tế Việt Nam rất thấp. Cụ thể, trong số khoảng 10.000 tạp chí ISI thì Việt Nam không có cái nào; trong số khoảng 20.000 tạp chí Scorpus thì Việt Nam có 3 cái. Tuy nhiên, không có tạp chí của trường đại học cả mà toàn của các viện nghiên cứu.

Cũng theo Phó Thủ Tướng, vấn đề tự chủ đại học ở Việt Nam đã được đặt ra từ lâu và cũng đã thí điểm cách đây 10 năm áp dụng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, rất đáng tiếc là sau đó vấn đề này lại không được thúc đẩy thêm, không đạt được những mong muốn đề ra.

Hãy bỏ nỗi sợ nếu tự chủ

Nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề tự chủ chậm tiến triển, theo Phó Thủ tướng là do hầu hết đều hiểu lệch theo hướng tài chính, lo lắng rằng nhà nước sẽ không cấp tiền nữa thì không có tiền chi thường xuyên.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nêu ra ba vấn đề đáng chú ý về tự chủ gồm: Tự chủ chuyên môn, dạy học và nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước; tự chủ bộ máy tổ chức, nhân sự và về tự chủ tài chính.

“Ở những quốc gia như Đức, Pháp có tự chủ đại học có thậm chí rất nhiều nhưng nhà nước vẫn cấp kinh phí. Có nghĩa là tự chủ không có nghĩa là Nhà nước không cấp kinh phí nữa”- Phó Thủ tướng nhận định.

Phó Thủ tướng chia sẻ, hãy hình dung 14 trường tự chủ hiện nay, nếu nhìn tinh sẽ thấy các trường được lợi vì được nhiều quyền mà vẫn được Nhà nước đầu tư: “Hãy bỏ ý nghĩ trong đầu nỗi sợ là nếu tự chủ thì không được nhà nước đầu tư nữa. Tôi khẳng định tự chủ không phải là Nhà nước không đầu tư chỉ có điều thay đổi cách đầu tư”.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đang soạn Dự thảo Nghị định theo hướng về cơ bản các trường đại học tự chủ tạo toàn quyền nhưng thay đổi mô hình quản trị, cơ quan chủ quản giảm sự can thiệp hành chính bằng việc đầu tiên là bổ nhiệm hội đồng trường lâm thời (6 tháng,1 năm).

"Đổi mới đại học còn khó khăn hơn đổi mới doanh nghiệp bởi nó liên quan đến con người cho nên trong thời gian tới chúng ta cần có trách nhiệm hơn, quyết tâm cao hơn”- Phó Thủ tướng chia sẻ.

Nhiều cơ sở giáo dục “ngại” tự chủ

Phó Thủ tướng chia sẻ, trong 14 trường đã tự chủ thì không phải trường nào cũng xin tự chủ mà chính Phó Thủ tướng phải đích thân đến gặp mặt, nói chuyện nhiều lần để bớt e ngại, lo lắng.

Theo PGS.TS Trần Quốc Toản, Hội đồng lý luận trung ương cho rằng, tự chủ đại học song phải có mô hình và bước đi phù hợp.

PGS Toản cho rằng điều quan trọng đầu tiên là về mặt nhận thức cần khắc phục cả hai cách hiểu sai lệch về cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục nói chung và của giáo dục đại học nói riêng.

Đó là quá nhấn mạnh một chiều đến “quyền” tự quyết định của các cơ sở giáo dục đại học mà không tính đến các điều kiện, trình độ , yêu cầu- trách nhiệm thực tế và khách quan bị chế định và tương tác với các chủ thể khác trong xã hội. Mặt khác, lại có khuynh hướng vẫn muốn “quản chặt” từ phía cơ quan quản lý nhà nước với nhiều lý do khác nhau. Đồng thời cũng có những cơ sở giáo dục “ngại” phải thực hiện cơ chế tự chủ vì không dám chịu trách nhiệm và vẫn muốn được bao cấp và bảo trợ theo cơ chế cũ.

Thậm chí, theo PGS Toản, còn có tư duy muốn được bao cấp kinh phí “đầu vào” nhiều hơn, nhưng được “tự chủ và quyền hạn” chi “đầu ra” cùng với quyền tự quyết định các hoạt động cao hơn.

Đọc tiếp »

Trường đầu tiên thuộc Đại học Huế thực hiện đánh giá ngoài

Đại học Nông lâm là trường thành viên đầu tiên thuộc Đại học Huế tổ chức khảo sát đánh giá ngoài. Đại học Nông lâm là trường thành viên đầu tiên thuộc Đại học Huế tổ chức khảo sát đánh giá ngoài.

Đợt khảo sát đánh giá ngoài về chất lượng giáo dục tại Đại học Nông lâm Huế diễn ra từ ngày 30/9 đến 4/10. Theo TS Nguyễn Văn Đức, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục - Đại học Nông lâm Huế, đánh giá và kiểm định chất lượng lần này giúp nhà trường xây dựng văn hóa chất lượng bên trong; đồng thời, rà soát xem xét, đánh giá thực trạng để nhận biết điểm mạnh, điểm tồn tại. Qua đó, thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội.

Được biết, trong thời gian tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng, đoàn công tác đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ minh chứng, làm việc trực tiếp với cán bộ phụ trách các mảng trong trường Đại học Nông lâm Huế; thảo luận, phỏng vấn nhóm lãnh đạo, nhóm giảng viên, nhóm quản lý chuyên môn, các nhóm nghiên cứu sinh, nhóm sinh viên, cựu sinh viên; thăm, quan sát các phòng ban, cơ sở vật chất của trường. Kết thúc đợt khảo sát đánh giá, Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có báo cáo kết quả chính thức.

Từ đợt khảo sát đánh giá ngoài này, Đại học Nông lâm Huế đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2020: Ổn định quy mô đào tạo là 10.000 người học (sau đại học chiếm ít nhất là 30%), có ít nhất 3 chương trình đào tạo chất lượng cao; bảo đảm trên 50% cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ; 100% cán bộ quản lý và cán bộ phục vụ được đào tạo chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ; 100% giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học; 100% các khoa có chương trình hợp tác quốc tế; 40% giảng viên có tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế...

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế, sau Đại học Nông lâm, vào cuối năm nay, các trường thành viên khác thuộc Đại học Huế cũng sẽ tiến hành khảo sát đánh giá ngoài, bảo đảm đến tháng 5/2017, Đại học Huế có tất cả 8/8 trường thành viên hoàn thành hoạt động đánh giá ngoài.

Đọc tiếp »

Các trường hãy bỏ nỗi sợ trong đầu

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Tự chủ không có nghĩa là nhà nước không tiếp tục đầu tư. Vấn đề là thay đổi cách đầu tư mà thôi. Ảnh: Ngọc ChâuPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Tự chủ không có nghĩa là nhà nước không tiếp tục đầu tư. Vấn đề là thay đổi cách đầu tư mà thôi. Ảnh: Ngọc Châu

Hội thảo do Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam tổ chức ngày 30/9 tại Hà Nội.

Tự chủ nhưng nhà nước vẫn đầu tư

Sau khi Nghị quyết 77 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục Đại học (ĐH) công lập giai đoạn 2014-2017 được ban hành, đến nay, có 14 trường ĐH được giao thí điểm tự chủ. Tuy nhiên, nhắc đến tự chủ, các trường đều nghĩ đến tự chủ tài chính, tức là sẽ bị “cắt” toàn bộ ngân sách nhà nước cấp. GS.Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cho rằng chưa nhân rộng được mô hình tự chủ vì các trường còn dè dặt. Với chủ trương tự chủ, thái độ các trường khác nhau. Có 14 trường tự nguyện và đã được tự chủ. Nhưng vẫn có những trường còn lo lắng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay: “Vừa qua, không phải tất cả 14 trường ĐH tự nguyện xin tự chủ. Nhiều trường chúng tôi gặp và thuyết phục nhiều lần. Sau đó, các trường thấy việc đăng ký tự chủ không chỉ đóng góp mà còn giúp phá bỏ rào cản, để ĐH Việt Nam không sợ tự chủ”. Theo Phó thủ tướng, giao quyền tự chủ cho các trường ĐH hiện nay của Việt Nam đang có một số vướng mắc. Thứ nhất các trường có quyền quy định học phí ở mức cao hơn nhưng vẫn có mức trần. Vấn đề đặt ra, khi tăng thì ảnh hưởng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của con em nông dân, con em người nghèo. Mối quan tâm đó hoàn toàn chính đáng. Làm thế nào để dung hòa được quyền lợi của cả hai bên? “Nâng học phí nhưng có học bổng. Có học bổng cho sinh viên xuất sắc và có học bổng cho cả sinh viên không xuất sắc nhưng nghèo” – Phó thủ tướng nói.

Điều vướng mắc thứ hai mà Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc đến là liên quan đến quản lý của Bộ GD&ĐT. “Bộ gỡ nhiều nhưng vẫn phải tiếp tục. Còn những quy định nào thực sự không cần thiết cho nền giáo dục tiên tiến thì bỏ, xem các nước làm thế nào thì mình cần học tập” – Phó thủ tướng đề nghị.

Thứ ba là mô hình quản trị ĐH khác trước và sau tự chủ thế nào? Theo Phó Thủ tướng, từ nhiều năm nay các trường ĐH có Hội đồng trường. Tăng quyền tự chủ của trường ĐH, giảm và bỏ sự can thiệp của cơ quan quản lý hành chính thì phải bỏ mô hình quản trị một thủ trưởng sang mô hình quản trị cá nhân kết hợp tập thể. Nhưng thời gian vừa qua các trường công vẫn chưa giải quyết được vấn đề này, quyền lực tập trung chủ yếu vào hiệu trưởng.

Cũng theo Phó thủ tướng, về ngân sách, thay vì nhà nước cấp tiền lương cho giảng viên như trước thì giờ lấy tiền đó cấp học bổng cho sinh viên thuộc các đối tượng ưu tiên. Hoặc cấp qua nghiên cứu khoa học. “Nói tóm lại nhà nước không cắt ngay tiền đầu tư cho Đại học. Chi thường xuyên giảm dần để tăng tính tự chủ, trách nhiệm của các trường. Nhưng tổng đầu tư không giảm. Các trường ĐH hãy bỏ trong đầu nỗi sợ tự chủ không còn ngân sách nhà nước. Tôi khẳng định: Tự chủ không có nghĩa là nhà nước không tiếp tục đầu tư. Vấn đề là thay đổi cách đầu tư mà thôi” – Phó thủ tướng chia sẻ.

Đề xuất bỏ cơ chế Bộ chủ quản

Tại hội nghị, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm UBVHGDTTN&NĐ của Quốc hội đề nghị phải sửa đổi Luật giáo dục ĐH phù hợp với quyền tự chủ ĐH. Từ năm 2005, quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH đã được Luật giáo dục ghi nhận. Tuy nhiên, ngay trong Luật này vẫn có những hạn chế quyền tự chủ của cơ sở như không được tự quyết định chương trình đào tạo; nhà giáo, viên chức của cơ sở giáo dục ĐH được trả lương theo quy định về ngạch bậc và lương, phụ cấp của Chính phủ....

Vấn đề bất cập khác mà GS. Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh đó là phân tầng, xếp hạng ĐH. Cùng với việc phân tầng, xếp hạng, Luật Giáo dục ĐH cũng quy định mức độ tự chủ khác nhau giữa các cơ sở giáo dục ĐH và để ngỏ khả năng “thu hồi” quyền tự chủ. Ngoài ra GS. Thuyết còn đưa ra một số điểm không phù hợp trong Luật Giáo dục ĐH đối với tự chủ của các trường. Do đó, để thực hiện tự chủ ĐH, làm đòn bẩy nâng cao chất lượng đào tạo, GS. Nguyễn Minh Thuyết đề nghị cần sớm sửa đổi Luật Giáo dục ĐH và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như bỏ quy định phân tầng ĐH, bỏ quy định cơ quan quản lý nhà nước xếp hạng cơ sở giáo dục ĐH, bãi bỏ cơ chế Bộ chủ quản, chấm dứt việc giao cho UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục ĐH.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cũng cho rằng trong công tác quản lý ngành, Bộ băn khoăn nhất một điều là về hội đồng trường. Tự chủ mà không có hội đồng trường thì không thể nào thực hiện được tự chủ. Hội đồng trường được thành lập mà không làm đúng vai trò chức năng, quyền lực tập trung ở một người là hiệu trưởng, thì không tự chủ được. Bởi như thế là không có dân chủ, không phát huy được sức mạnh tập thể.

Đọc tiếp »

Học nghề để cơ hội việc làm rộng mở

Đó là nhận định của ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội trước băn khoăn của nhiều bạn trẻ: Nên lựa chọn nên học ĐH, CĐ hay theo học ngành nghề yêu thích?

Học đại học bằng mọi giá

Thực tế quá trình nhiều năm tư vấn tuyển sinh, ông Ngọc cho biết: có nhiều bậc phụ huynh có tâm lý cho con thi đỗ đại học bằng mọi giá. Dù hàng năm có hàng chục nghìn cử nhân, kĩ sư ra trường không tìm được việc làm…có sinh viên có định hướng nghề nghiệp rất rõ ràng và họ đã lựa chọn học nghề để hiện thực hóa mong muốn nghề nghiệp nhưng gặp sự phản đối từ gia đình.

Đào tạo nghề dựa trên nền tảng đào tạo theo năng lực thực hiện trong đó tập trung vào kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp nên các trường đào tạo nghề đều phải đáp ứng tiêu chuẩn về nhà xưởng thực hành, giáo viên dạy thực hành cũng như giáo trình đào tạo phải phù hợp. Cụ thể, trong quá trình học nghề, sinh viên sẽ học những nội dung thực hành theo quy trình và công đoạn giống như tại doanh nghiệp sản xuất. Thời gian thực hành chiếm tới 70% thời lượng học tập trong toàn khóa học. Điều này sẽ giúp cho các bạn sinh viên có lợi thế đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Theo ông Ngọc, hiện các doanh nghiệp rất cần nhân lực trong các lĩnh vực: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Hàn, Công nghệ Ô tô, Cắt gọt kim loại… Hầu hết sinh viên trong những lĩnh vực này đều được các doanh nghiệp tiếp nhận ngay sau khi ra trường. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp rất cần nhân sự có tay nghề.

“Tập đoàn Denso Nhật Bản, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô và có mặt tại Việt Nam. Hàng năm, họ tuyển dụng các ứng viên từ các trường để trở thành tuyển thủ Quốc gia tham dự kỳ thi tay nghề Thế giới nghề Điều khiển công nghiệp và nghề Phay CNC. Xin bổ sung thêm là Kỳ thi tay nghề thế giới là Kỳ thi lớn nhất trên toàn thế giới dành cho những lao động trẻ có kỹ năng nghề đỉnh cao tham gia thi đấu tại đẳng cấp quốc tế. Denso tuyển dụng các ứng viên từ các trường dạy nghề để tìm kiếm tài năng mà họ mong muốn. Họ không tuyển dụng từ các trường đại học bởi họ biết rằng tuyển thủ của họ cần phải là người có kỹ năng nghề ở trình độ cao mà chỉ có thể được đào tạo bởi các trường dạy nghề. Cuộc thi tay nghề thế giới năm 2017 sẽ diễn ra ở Abu Dabi, tuyển thủ Nguyễn Tất Toại, nghề Điều khiển công nghiệp cũng chính là sinh viên của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội”, ông Ngọc nói.

Thừa giáo sư, tiến sỹ thiếu thợ cơ khí bậc 7

Ông Ngọc cho rằng: Có một nghịch lý đang diễn ra hàng ngày là rất nhiều cử nhân và kỹ sư chưa tìm được việc, trong khi đó doanh nghiệp thì vẫn không thể tuyển được nhân sự cho công ty. Lý do bởi doanh nghiệp mong muốn tìm nhân sự đáp ứng được các yêu cầu vị trí việc làm nhưng không nhiều bạn sinh viên mới ra trường đủ khả năng ứng tuyển. Hiện Việt Nam doanh nghiệp có thể dễ tuyển các tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân… còn tuyển được thợ cơ khí có tay nghề cao bậc 7 là rất khó. Bởi ở mình đang diễn ra cảnh thừa thầy, thiếu thợ…

Đây chính là sự lệch pha giữa nhu cầu doanh nghiệp và giáo dục đào tạo. Tuy rằng còn phụ thuộc vào vị trí tuyển dụng và đặc thù của doanh nghiệp. Những đất nước đang phát triển mạnh mẽ công nghiệp, sản xuất và chế tạo và ngày càng cần nhiều hơn nữa nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề cao. Vì thế, các trường đào tạo nghề đang đáp ứng xu hướng này tốt hơn bởi chất lượng đào tạo kỹ năng nghề ưu việt và chương trình đào tạo theo đúng tiêu chuẩn công nghiệp mà doanh nghiệp mong muốn.

“Đây là lý do mà các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng liên kết chặt chẽ với các trường đào tạo nghề và tuyển dụng sinh viên khi còn đang học. Họ còn tuyển dụng cả lớp và khóa học và hỗ trợ sinh viên những suất học bổng khuyến khích. Như Công ty Ô tô Trường Hải đã nhận toàn bộ sinh viên học nghề Công nghệ Ô tô khóa 7 của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội ra trường và làm việc. Theo đó, chúng tôi đảm bảo 100% sinh viên học các nghề trọng điểm sẽ có việc làm với mức lương khởi điểm 5 triệu/tháng. 100% sinh viên thuộc các ngành nghề khác sẽ được giới thiệu việc làm đến các doanh nghiệp có nhu cầu”, ông Ngọc nói.

Học nghề để cơ hội việc làm rộng mở - ảnh 1
Hiện Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội không chỉ chú trọng đào tạo mà còn thiết lập một mạng lưới quan hệ doanh nghiệp rộng rãi. Các doanh nghiệp giúp trường cập nhật tiêu chuẩn nghề nghiệp, đổi mới chương trình đào tạo, tuyển dụng những sinh viên đáp ứng tiêu chuẩn làm việc cho doanh nghiệp. Nhờ sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, trường ký cam kết với sinh viên ngay khi nhập học về việc đảm bảo việc làm và giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, sinh viên học tập tại trường sẽ có cơ hội làm việc tại Nhật Bản hoặc học lên trình độ cao hơn theo chương trình hợp tác giữa nhà trường và Hàn Quốc.
Các doanh nghiệp thường thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội và đồng hành trong quá trình đào tạo. Hai bên có thỏa thuận về đảm bảo chất lượng đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp song song với việc doanh nghiệp giúp nhà trường cập nhật thường xuyên tiêu chuẩn nghề nghiệp, cập nhật công nghệ và cả xu hướng của nghề trong tương lai. Trường điều chỉnh và bổ sung chương trình đào tạo hàng năm để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Trường cũng mời các doanh nghiệp tham gia đánh giá sinh viên trong các kỳ thi tốt nghiệp nhằm đảm bảo sinh viên đáp ứng được các tiêu chuẩn của doanh nghiệp.

Theo ông Ngọc, trường thường xuyên nhận được đơn đặt hàng của các doanh nghiệp để tuyển dụng nguồn nhân lực cho họ. Hàng năm cung ứng nhân lực cho khoảng hơn 50 doanh nghiệp gồm các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước… Các ngành nghề được tuyển dụng nhiều gồm: Hàn, Cắt gọt Kim loại, Công nghệ Ô tô, Điện công nghiệp và Cơ điện tử. Ngoài ra, theo xu hướng phát triển công nghệ nhà thông minh hiện nay, trường cũng đào tạo công nghệ nhà thông minh theo tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ toàn cầu để cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Dự báo nghề này sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới do nhu cầu tự động hóa hệ thống điện dân dụng đang là xu hướng toàn cầu.

Tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, có chương trình hợp tác để sinh viên tham gia chương trình “thực tập sinh kỹ thuật tại Nhật Bản”. Các sinh viên học nghề Hàn, Cắt gọt kim loại, Công nghệ Ô tô và Điện sẽ có cơ hội làm việc và nâng cao kỹ năng tại Nhật Bản trong vòng 3 năm. Đã có nhiều sinh viên nhà trường hiện đang làm việc tại Nhật Bản. Ngoài ra, các bạn sinh viên tốt nghiệp cũng có cơ hội học tập tiếp lên trình độ Đại học tại Hàn Quốc theo chương trình liên kết giữa nhà trường và các trường đại học của Hàn Quốc.

Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội là 1 trong 45 trường đào tạo nghề chất lượng cao theo Quyết định 761 của Thủ tướng Chính phủ. Đào tạo theo các quy trình và tiêu chuẩn được kiểm định chặt chẽ. Năm 2016, nhà trường đào tạo 22 ngành nghề trong đó có 5 nghề trọng điểm đào tạo ở cấp độ ASEAN và Quốc gia là: Điện công nghiệp, Cơ điện tử, Công nghệ Ô tô, Hàn, Cắt gọt kim loại. Ngoài ra, trường cũng là đơn vị đào tạo sinh viên Việt Nam tham gia Kỳ thi tay nghề ASEAN và Kỳ thi tay nghề thế giới nghề Lắp đặt điện.


Đọc tiếp »

Mức học phí bình quân của các trường là 13 triệu đồng/sinh viên

TS Nguyễn Trường Giang, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đánh giá, nghị quyết số 77 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với 12 cơ sở giáo dục đại học công lập giại đoạn 2014-2017 đã có những thành công bước đầu khi thực hiện.

Theo TS Giang, mức học phí nhà nước quy định chưa đảm bảo bù đắp đủ chi phí hoạt động cần thiết của cơ sở đại học công lập. Mặt khác, cơ chế học phí và phân bổ ngân sách nhà nước làm giảm khản năng huy động các nguồn lực từ xã hội cho phát triển giáo dục đại học, phân tán và bình quân hóa việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các đối tượng người học có mức thu nhập cao, thấp khác nhau.

Do vậy, TS Giang cho rằng, việc đổi mới cơ chế họat động, nâng cao quyền tự chủ của các cơ sở đại học công lập gắn với với tự chủ tài chính theo nghị định 77 của Chính phủ sẽ tăng nguồn tài chính, bù đắp đủ chi phí đào tạo, giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ Quyết định phê duyện Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, các trường đã ban hành quyết định mức học phí cụ thể đối với từng ngành, nghề, đảm bảo chương trình đào tạo theo nhu cầu người học và chất lượng đào tạo, đảm bảo mức học phí bình quân (của chương trình đại trà) tối đa bằng mức trần học phí đã được Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, mức học phí bình quân của các trường trong năm 2015 là 13 triệu đồng/sinh viên, trong đó mức học phí cao nhất là trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là 14,5 triệu đồng/ tháng và mức thu học phí thấp nhất là trường ĐH Hà Nội là 7,8 triệu đồng/tháng.

Tự chủ không có nghĩa là các trường được tùy tiện tăng học phí

TS Nguyễn Trường Giang, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, ở đây cần lưu ý là việc cho phép các trường được tự quyết định mức thu học phí không có nghĩa là các trường có thể tùy tiện tăng học phí không có giới hạn.

“Việc tăng học phí phải gắn liền với việc bù đắp chi phí đào tạo hợp lý, tăng chất lượng đào tạo và phải công khai, minh bạch cơ chế thu, sử dụng học phí. Chấp nhận cạnh tranh lành mạnh giữa các trường theo hướng nâng cao chất lượng với mức học phí hợp lý”- TS Giang cho biết them.

Năm 2015 là năm đầu tiên các trường thực hiện phương án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, trong đó đối với sinh viên tuyển khóa học mới được áp dụng mức học phí tính đủ chi phí đào tạo cao gấp khoảng 2 lần so với mức học phí của các cơ sở đại học chưa thực hiện đề án thí điểm.

Đây là áp lực rất lớn đối với các trường trước thời điểm tuyển sinh, e ngại rằng đối với mức học phí cao so với mặt bằng sẽ không thu hút đủ số sinh viên cần thiết nhập học. Tuy vậy, thực tế cho thấy trong năm 2015 các trường đã thực hiện tuyển sinh đủ chỉ tiêu đã được Bộ GD&ĐT thông báo và điểm xét tuyển đầu vào các trường này vẫn thuộc nhóm trường có điểm cao trong các trường đại học.

“Điều này cho thấy, việc tính đủ chi phí đào tạo trong học phí, nâng cao mức học phí so hiện hành không phải là nhân tố quyết định đến sự lựa chọn của người học mà chat lượng giáo dục đào tạo do cơ sở đào tạo cung cấp mới giữ vai trò quyết định”- TS Giang nhận định.

Đọc tiếp »

Đà Nẵng sẽ “đấu giá” nhân tài?

Chị Phan Thị Thu Trang - học viên Đề án 922 phát biểu tại hội thảo. Ảnh: N.TChị Phan Thị Thu Trang - học viên Đề án 922 phát biểu tại hội thảo. Ảnh: N.T

Hội thảo có tên đầy đủ là “Đánh giá hiệu quả chương trình thu hút và đề án đào tạo nguồn nhân lực; định hướng công tác thu hút, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”. Theo báo cáo, đến nay, Đà Nẵng đã bố trí và sử dụng 1.269 nhân lực theo diện được thu hút và có 639 lượt học viên được cử đi học theo đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922) với 610 người tham gia. Trong số 610 người tham gia đề án có 433 người đã tốt nghiệp, 85 người đang học và 92 người vi phạm hợp đồng và xin ra khỏi đề án.

Ông Nguyễn Quanh Thanh, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, cho rằng, sau khi đào tạo, các học viên cần có thời gian rèn luyện để nâng cao năng lực; thành phố ràng buộc thời gian cống hiến sau khi đào tạo nhưng nên chọn thời điểm phù hợp. Không nên bắt buộc học viên phải về nước làm ngay mà nên tạo điều kiện cho họ rèn luyện ở nước ngoài 3-5 năm. Khi đã có kinh nghiệm, học tập thực tế, học viên về nước làm việc sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Ông Thanh cũng đề nghị việc sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao không nên gò bó trong khu vực nhà nước, nên có hình thức chuyển nhượng cho khu vực tư nhân có nhu cầu về nhân lực chất lượng cao. Việc chuyển nhượng này xem như cuộc “đấu giá”, giúp thành phố có thêm nguồn lực để tiếp tục phục vụ việc đào tạo và góp phần sử dụng nhân lực hiệu quả, đúng chuyên môn hơn.

Trong khi đó, đại diện Trung tâm Xúc tiến đầu tư cho rằng, việc đào tạo nên nhắm vào các đối tượng đã đi làm tại các cơ quan đơn vị cần nâng cao trình độ. Riêng với các học viên đã được đào tạo, cần khai thác tư duy sáng tạo, phản biện và xây dựng môi trường phản biện để tạo động lực cho họ. Ông Đặng Việt Dũng, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, nói rằng, hiện nay đào tạo nhân lực cho khu vực công là chủ yếu; việc chuyển nhượng lao động sau khi đào tạo là phương án gợi mở, cần nghiên cứu để có sự kết hợp hài hòa giữa khu vực công và tư.

Nguyên nhân dứt áo ra đi

Một trong những bất cập trong sử dụng nhân tài hiện nay là việc họ chưa được coi trọng dẫn đến tình trạng lần lượt dứt áo ra đi. Ngoài ra, có tình trạng người đào tạo có chính kiến nhưng lãnh đạo thường không muốn nghe theo, hoặc lãnh đạo không theo kịp trình độ. Cùng với đó là việc thiếu thiết bị, phương tiện để nhân tài ứng dụng thực tiễn.

Chị Phan Thị Thu Trang, một trong những học viên Đề án 922, được đào tạo tại Anh chuyên ngành công nghệ sinh học phân tử (2010 - 2014), hiện được bố trí công tác tại Trung tâm Công nghệ sinh học thành phố, nói rằng, ngoài khó khăn về điều kiện kinh tế, học viên về nước đối diện việc thiếu máy móc, thiết bị. “Do đó, những kiến thức em học ở nước ngoài không thể đưa vào ứng dụng trong thực tế nghiên cứu tại Trung tâm. Cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia đầu ngành cũng như môi trường làm việc hiện đại rất hạn chế”, chị Trang nói.

Ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng, nói rằng, có trường hợp đi học về nước khi được bố trí công việc thì bị chê bai với lý do không viết được văn bản đúng quy chuẩn, vô tình tạo áp lực và tâm lý xấu cho họ.

Nhưng thực tế họ đi đào tạo là để phục vụ những chuyên ngành, phần việc cao hơn, lỗi này do việc bố trí công việc. Họ có tư duy phản biện nhưng không có môi trường phản biện, nói không khéo lại bị “chiếu tướng”. “Việc nhân tài ra đi hiện nay chủ yếu là do chúng ta ứng xử không phù hợp, lúc họ ở xa thì ta trải thảm đỏ, lúc về thì đối đãi không ra gì”, ông Tiếng nói.

Ông Huỳnh Văn Hoa, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, cho rằng, nhiều nhân tài được phân công công việc chuyên môn chưa phù hợp, dẫn đến tâm lý hụt hẫng. Trong khi đó, thành phố chưa chủ động đối thoại với các học viên. Sau khi được đào tạo rồi về nước, các học viên không có thủ lĩnh kết nối để cùng nhau phát triển và đóng góp cho thành phố. Ông Hoa ví von, nhân tài của Đà Nẵng những năm qua như những “củ khoai lang rời rạc”.

Đọc tiếp »

Thần đồng 9 tuổi vào đại học để chứng minh 'Chúa tồn tại'

Bố mẹ William rất ngạc nhiên trước khả năng học tập của con trai. Ảnh: People.Bố mẹ William rất ngạc nhiên trước khả năng học tập của con trai. Ảnh: People.

Lên 9 tuổi, William Maillis (ở Pennsylvania, Mỹ) cũng giống như những cậu bé khác, thích chơi điện tử, mê thể thao và tán gẫu với bạn bè. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là thay vì học lớp 4, William đã tốt nghiệp trung học và trở thành một trong những người trẻ nhất học đại học.

USA Today cho hay William hiện theo Cao đẳng Cộng đồng hạt Allegheny. Đây là bước đệm trước khi thần đồng ứng tuyển vào Đại học Carnegie Mellon, ở thành phố Pittsburgh vào năm tới.

William sẽ học cùng bạn lớn hơn mình cả chục tuổi. Tuy nhiên, cậu bé không cảm thấy bối rối hay bị cô lập.

"Cháu đã quen với việc sinh hoạt với những người lớn tuổi nên không gặp phiền phức nào cả", thần đồng 9 tuổi khẳng định.

Hiện tại, cậu học về Lý thuyết hình thành vũ trụ, Vật lý, Hóa học vũ trụ. Dù còn nhỏ tuổi, William đã đặt ra cho bản thân mục tiêu kiếm bằng tiến sĩ và muốn trở thành nhà Vật lý học thiên thể. Cậu bé mong muốn chứng minh cho mọi người thấy Chúa thực sự tồn tại.

Cậu nắm khá rõ các công trình nghiên cứu của hai nhà Vật lý Albert Einstein và Stephen Hawking. Bố mẹ cậu - Peter và Nancy - rất ngạc nhiên trước tiến trình học tập cùng khả năng nắm giữ kiến thức của con trai.

Cậu bé nhận dạng các con số khi mới 6 tháng tuổi và biết diễn đạt suy nghĩ bằng câu trọn vẹn chỉ một tháng sau đó. Thần đồng biết thực hiện phép tính nhân, đọc, viết năm hai tuổi.

4 tuổi, cậu biết dùng ngôn ngữ ký hiệu và đọc sách, báo bằng tiếng Hy Lạp. 5 tuổi, William nắm kiến thức cơ bản về hình học trong một đêm.

"Thằng bé rất thông minh, có khả năng ghi nhớ mọi thứ, dù chỉ lướt qua một lần", Nancy cho biết.

Đương nhiên, sự nghiệp học hành của thần đồng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Năm 4 tuổi, William bị từ chối theo học mẫu giáo vì không vượt qua bài kiểm tra đầu vào.

Sau khi học xong lớp 3, William Maillis quyết định đồng thời học lớp 4 và trung học. Ngoài ra, thiên tài nhí còn đăng ký tham gia một số khóa học đại học.

Aaron Hoffman - giáo sư ngành Lịch sử tại Cao đẳng Cộng đồng hạt Allegheny - đánh giá cao William. Ông cho rằng cậu bé đạt trình độ tương đương các bạn học khác và có vốn kiến thức khá rộng. Hai người thường xuyên thảo luận về Hitler, Mussolini hay các cuộc chiến trong lịch sử loài người.

Ông cho biết thêm William không ghi chép như những bạn học khác. Cậu bé đơn giản chỉ lắng nghe, đọc sách và tiếp thu kiến thức.

Đọc tiếp »

TPHCM sẽ nới lỏng dạy thêm

Học sinh trường THPT Võ Thị Sáu trong giờ ngoại khóa.Học sinh trường THPT Võ Thị Sáu trong giờ ngoại khóa.

Chưa lường trước bức xúc xã hội

Tại cuộc họp báo cuối tuần qua, ông Võ Văn Hoan thừa nhận, chủ trương cấm dạy thêm học thêm thực hiện với quyết tâm cao đã chưa lường trước những bức xúc xã hội, và việc làm nhanh, làm mạnh đã ảnh hưởng đến những vấn đề khác. Đó là chưa chuẩn bị tốt tâm lý cho phụ huynh, học sinh, tạo căng thẳng và gây ức chế trong xã hội. “Đây là bài học kinh nghiệm của thành phố trong quản lý điều hành. Trước tiên phải xem tác động tâm lý để lường trước… Ngay chính trong đội ngũ cán bộ cũng chưa có sự thống nhất trong việc cấm dạy thêm học thêm”, ông Hoan nói.

Người phát ngôn của UBND TPHCM cho rằng: Dạy thêm - học thêm đã có từ xa xưa nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực học tập kiến thức cho học sinh (HS) yếu, nâng cao trình độ để HS giỏi tham gia các cuộc thi quan trọng của đất nước. Sau này, học thêm giúp HS thi vào các trường học lớn. Dạy thêm, học thêm theo ông Hoan xuất phát từ nhu cầu có thật, phụ huynh muốn con có thêm kiến thức để không thua sút bạn bè. Tâm lý của nhiều phụ huynh muốn con em tập trung vào học kiến thức thay vì bị thế giới ảo và không gian mạng lôi cuốn.

“Đây là bài học kinh nghiệm của thành phố trong quản lý điều hành. Trước tiên phải xem tác động tâm lý để lường trước… Ngay chính trong đội ngũ cán bộ cũng chưa có sự thống nhất trong việc cấm dạy thêm học thêm”.

Chánh văn phòng UBND TPHCM Võ Văn Hoan

Dạy thêm đáp ứng nhu cầu nhưng sau này bộc lộ nhiều bất cập như không công bằng, HS cảm thấy bị o ép. Dạy thêm từ việc phụ thành việc chính, thời gian học nhiều hơn, lượng kiến thức cung cấp nhiều hơn, trong khi kiến thức dạy trong trường ngày càng bị cắt xén, dẫn đến tiêu cực. Nhiều cơ sở dạy thêm không đạt chuẩn, lấy học phí cao. Giáo viên “chạy sô”, sức khỏe và chất lượng giảng dạy không đảm bảo.

Ông Hoan nhấn mạnh: “Dạy thêm tiêu cực dứt khoát phải xử lý. Sắp tới, TPHCM sẽ chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường, xây dựng cơ chế chính sách chăm lo tốt hơn cho đội ngũ giáo viên, đổi mới sách giáo khoa, thi cử...”.

Chỉ cấm dạy thêm tiêu cực

Theo TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, các huyện ngoại thành như Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh,… hầu như không có trung tâm bồi dưỡng giáo dục. “Nếu cấm dạy thêm, học thêm trong trường, các em học ở đâu? Không lẽ buộc các cháu hàng ngày phải đi hàng chục cây số về trung tâm thành phố để học?”, ông Hùng băn khoăn.

“Các huyện ngoại thành hầu như không có trung tâm bồi dưỡng giáo dục, nếu cấm dạy thêm, học thêm trong nhà trường, các em học ở đâu?”

TS Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở GĐ&ĐT TPHCM

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thu Cúc, hiệu trưởng trường THPT Gia Định (TPHCM) cho rằng cơ chế thi cử, sách giáo khoa còn bất cập. Muốn HS tự học với đề thi phân hóa quá cao, chương trình nặng là rất khó, dẫn đến nhu cầu học thêm. Ngoài ra, Bộ GĐ&ĐT muốn giáo viên truyền thụ phương pháp cho HS tự nghiên cứu, dẫn đến không nói hết, để HS tự nghiên cứu, tranh luận. Trong lớp học trình độ HS không đồng đều. Một số HS không hiểu hết, phải học thêm chính các thầy cô của mình.

Theo GS. TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT, dạy thêm - học thêm nhằm bồi dưỡng HS yếu, HS giỏi, bồi dưỡng kỹ năng chương trình còn thiếu, bồi dưỡng kiến thức thi cuối cấp hay phụ huynh có nhu cầu gửi con để đi làm… là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, một khi dạy thêm tràn lan, tiêu cực là không nên vì tạo ra môi trường căng thẳng cho HS.

Ông Võ Văn Hoan cho biết, thường trực Thành ủy vừa yêu cầu HĐND, UBND TPHCM xem xét thấu đáo việc cấm dạy thêm - học thêm. “Chủ trương của lãnh đạo thành phố là cấm dạy thêm tràn lan, tiêu cực theo quy định của Thông tư 17 và việc triển khai phải có lộ trình, dựa trên nhu cầu và kết quả khảo sát. Sắp tới Sở GD&ĐT sẽ tham mưu cho UBND thành phố”, ông Hoan nói.

Đọc tiếp »

Ra đề thi trắc nghiệm: Không thể hiểu theo cách khô cứng

Học sinh trao đổi về bài thi sau khi thi xong. Ảnh: Hồng Vĩnh.Học sinh trao đổi về bài thi sau khi thi xong. Ảnh: Hồng Vĩnh.

GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT là một chuyên gia trong lĩnh vực khảo thí hiện nay. Ông cũng là một trong những người đưa khái niệm thi trắc nghiệm khách quan về Việt Nam. Dưới góc độ là một chuyên gia, ông cho rằng chất lượng thi trắc nghiệm phụ thuộc đề thi, đề thi làm tốt thì chất lượng thi tốt. Còn chất lượng thi tự luận phụ thuộc trình độ của người chấm. Chất lượng đề thi có thể chủ động nâng lên được, họ có thể xây dựng ngân hàng câu hỏi, họ có thể xây dựng, thử nghiệm với hàng trăm, nghìn người tham gia.

Còn TS. Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho hay, đề thi trắc nghiệm không thể hiểu theo một cách “khô cứng” giống như “yes” (có) hay “no” (không), như lâu nay nhiều người vẫn nghĩ. Thực ra, kết quả thi trắc nghiệm dựa trên một phương pháp luận để đo lường và đánh giá trong giáo dục. Đề thi được xây dựng dựa trên các câu hỏi, câu hỏi đã được thử nghiệm trên chính người học dựa trên độ khó, dễ; và sau đó mới cấu trúc thành đề.

“Ngược lại, với đề thi tự luận lâu nay được làm theo kiểu dựa vào kinh nghiệm của người thầy, tập hợp thầy và tự nghĩ ra đề, người thầy cảm thấy đề phù hợp nhưng không được thử nghiệm trên người học, do đó phổ điểm năm thì lệch phải, năm thì lệch sang trái” - TS Khuyến phân tích.

Băn khoăn môn ngoại ngữ thi trắc nghiệm 100%

Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Tuyên Quang, thầy Vũ Đình Thuần cho rằng, từ 2010, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các trường đổi mới cách dạy và học theo hướng nâng cao năng lực vận dụng. Nghĩa là phải dạy làm sao để các em có thể vận dụng được kiến thức để giải quyết các vấn đề. Dạy cách thức để từ một kiến thức giải quyết nhiều vấn đề. Do đó, để giúp học sinh có thể “thích ứng ngay” được với những đổi mới của năm 2017, các trường cần gạt bỏ tư duy ứng thí, thi thế nào dạy như thế. Điều quan trọng là trang bị cho các em cách thức vận dụng kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề thì dù thi trắc nghiệm hay tự luận đều không thể trở thành khó khăn với các em.

“Đừng lo sợ thi như thế, dạy thế này có hợp không? Nếu chỉ dạy học sinh mẹo mực thế nào để lấy được điểm mà không trang bị cho các em phương pháp để giải quyết vấn đề thì trường học không khác cách dạy của các lò luyện thi” – thầy Thuần chia sẻ.

Nhưng các chuyên gia giáo dục lại cho rằng môn đáng lo nhất đó là môn Ngoại ngữ. Theo một chuyên gia làm công tác khảo thí lâu năm của ĐH Hà Nội, việc bỏ phần tự luận trong bài thi môn Ngoại ngữ là một điều đáng tiếc.

“Chúng ta đang dạy học sinh cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Khi thi, không có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ để có thể kiểm tra được cả 4 kỹ năng này. Trước đây, khi ra bài thi môn Ngoại ngữ, để kiểm tra kỹ năng nghe, đọc chúng tôi có “cài” phần trọng âm. Để kiểm tra kỹ năng nói, chúng tôi có một bài về sắp xếp các từ thành một đoạn văn. Bây giờ thi trắc nghiệm, không thể “cài” được bất cứ “bẫy” nào để có thể kiểm tra được 4 kỹ năng của các em. Những năm trước, đề thi có thêm phần tự luận để giúp học sinh rèn luyện phần viết. Giờ bỏ hết. Với chất lượng đào tạo tiếng Anh như hiện nay, cùng với yêu cầu của bài thi, quả thật môn Ngoại ngữ đáng lo ngại” - vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đọc tiếp »

Lí giải thi trắc nghiệm môn Toán của Bộ GD-ĐT không thỏa đáng

Được biết, ngày 27/9, theo lời mời của Bộ GD&ĐT, Ban chấp hành (BCH) Hội toán học Việt Nam đã cử đại diện tới trao đổi về việc triển khai hình thức thi trắc nghiệm môn Toán tại kỳ thi THPT năm 2017.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT còn mời PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường ĐHBK Hà Nội và TS. Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí &KĐCLGD, ĐHQG Hà Nội.

Hội toán học 'chất vấn' Bộ GD-ĐT

Trong cuộc trao đổi, đại diện BCH đã phân tích kỹ hơn những luận điểm đã nêu ra trong kiến nghị số 76-16/HTH để phục Bộ GD&ĐT thấy rõ những cơ sở khoa học và căn cứ khoa học của những đề xuất của BCH Hội.

Đặc biệt, đại diện BCH đã phân tích về sự khác nhau giữa mô hình giáo dục Việt Nam và mô hình giáo dục phổ thông và đại học tại Hoa Kỳ, nơi không có kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (chỉ có học bạ xác nhận học đủ 12 năm), những học sinh muốn học tiếp ở các trường đại học, cao đẳng, từ năm lớp 10, 11, thường tự lấy chứng chỉ tại một số kỳ thi trắc nghiệm hoặc kết hợp trắc nghiệm-tự luận được tổ chức bởi các tổ chức tư nhân như SAT, ACT, AP, để có một trong nhiều chứng chỉ cho hồ sơ xét tuyển vào đại học, cao đẳng; nêu việc chuyển đổi hình thức thi cử và xây dựng ngân hàng đề thi được thực hiện với lộ trình cẩn thận, có thẩm định, phản biện độc lập, trong nhiều năm trước khi áp dụng trong toàn quốc tại Trung Quốc hay Nhật Bản.

Ngoài ra, đại diện của BCH cũng chất vấn việc đề xuất thay đổi hình thức thi môn Toán của Bộ trước khi đưa ra đã tham khảo ý kiến những nhà toán học có uy tín nào trong nước chưa, và đã được ai trong số đó ủng hộ?

Nếu coi việc thực hiện thi trắc nghiệm ở ĐHQG Hà Nội trong tuyển sinh như một bước thử nghiệm, vì sao Khoa Toán – Cơ – Tin học, đơn vị duy nhất nghiên cứu và giảng dạy Toán ở ĐHQG HN không được tham vấn về vấn đề này?

Đại diện Bộ GD&-ĐT đã cung cấp cho đại diện BCH một số thông tin liên quan tới quyết định triển khai hình thức thi trắc nghiệm môn Toán cũng như giải thích quyết định của Bộ.

Chưa có câu trả lời thỏa đáng

Tuy nhiên với những câu hỏi và đề xuất sau từ phía BCH Hội: Tại sao nhất định phải triển khai hình thức thi trắc nghiệm môn Toán ngay trong năm 2017, khi mà kỳ thi này rất quan trọng, với kết quả không chỉ dùng để đánh giá tốt nghiệp mà còn dùng để xét tuyển cho đa số các trường đại học và cao đẳng;

Việc chuẩn bị cho hình thức thi trắc nghiệm vào năm 2017 tới giờ mới bắt đầu có quá vội vàng không, đặc biệt là về ngân hàng đề thi, vì Bộ chỉ khẳng định sẽ xong trước khi thi mà không đề cập đến quá trình thẩm định và phản biện độc lập;

Do hệ lụy có thể nhìn thấy được của hình thức thi trắc nghiệm môn Toán tới việc học toán và dạy toán tại cấp THPT trong đặc trưng của môi trường giáo dục Việt Nam, đặc biệt là tới khả năng suy luận, đặt và giải quyết vấn đề (không chỉ của những học sinh chuyên biệt theo hướng toán học) cần tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc để cân nhắc việc có nên hay không nên tổ chức thi THPT môn toán theo hình thức trắc nghiệm năm 2017 và những năm sau.

Tuy nhiên, Hội toán học Việt Nam khẳng định, Bộ GD&ĐT đã không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng cũng như không đáp ứng đề xuất của đại diện BCH. Cuộc họp kết thúc mà không có sự đồng thuận nào.

Đọc tiếp »

Chủ tịch nước: ĐH Quốc gia TP HCM phải là nơi hội tụ nhân tài

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại lễ khai giảng ĐH Quốc gia TPHCM ngày 3/10.Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại lễ khai giảng ĐH Quốc gia TPHCM ngày 3/10.

Trong hơn 30 phút nói chuyện với sinh viên, giảng viên tại lễ khai khóa năm học mới của Đại học Quốc gia TP HCM với chủ đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Thời cơ phát triển và các thách thức phi truyền thống”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu trường với vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của cả nước, phải tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ trong thời kỳ mới.

Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt là con người của thời kỳ dân số vàng. Để tận dụng ưu thế này, phải xây dựng nguồn lực trí tuệ để nắm bắt cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Trong đó, giáo dục đại học chất lượng cao sẽ có tác động trực tiếp và lan tỏa đến sự phát triển bền vững của đất nước.

“Đại học Quốc gia TP HCM cần phải phát triển ở một tầm cao mới, phải là nơi thu hút nhân tài, hội tụ của các trí tuệ xuất sắc trong giới khoa học, nghiên cứu và giảng dạy. Nhà trường cần khơi dậy khả năng sáng tạo, cống hiến của sinh viên phục vụ cộng đồng một cách thiết thực, hiệu quả”, Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị thời gian tới ĐH Quốc gia TPHCM cần khẳng định vai trò nòng cốt của mình trong hệ thống giáo dục đại học tiên tiến của Việt Nam và phải là đơn vị tiên phong trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thời đại kỹ thuật số.

Hiện nay, ĐH Quốc gia TPHCM là tổ hợp, hệ thống các trường đại học thành viên, các viện nghiên cứu và đơn vị chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực mạnh với 35 đơn vị thành viên và trực thuộc, trong đó có sáu trường đại học hàng đầu phía Nam, một viện nghiên cứu thành viên và 28 đơn vị trực thuộc hoạt động ở năm lĩnh vực: khoa học, công nghệ, xã hội, kinh tế và khoa học sức khỏe.

Đọc tiếp »

Mẹ nam sinh 'lớp 6 bị trả về lớp 1' ở miền Tây kêu cứu

Trao đổi với phóng viên ngày 3/10, người mẹ này cho hay do quá mặc cảm, con trai chị tên Lâm (13 tuổi) đã nghỉ học, theo cha đi làm đồng nửa tháng nay.

"Vài ngày trước, tôi qua Sở GD&ĐT Sóc Trăng kêu cứu nhưng không được giải quyết. Sáng nay, tôi gửi đơn cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì đến trưa được lãnh đạo Trường tiểu học Lý Đạo Thành ở phường 8 gọi lên, kêu Lâm ngày mai đi học lớp 5", chị Quỳnh Giao nói.

Theo người mẹ, năm Lâm học lớp 4 Trường tiểu học Lý Đạo Thành, gia đình thấy con trai học quá yếu. Sau khi bàn với chồng, nữ phụ huynh đến gặp cô chủ nhiệm lớp 4/3 để xin cho Lâm lưu ban một năm nhưng em vẫn lên lớp 5.

Mẹ nam sinh 'lớp 6 bị trả về lớp 1' ở miền Tây kêu cứu - ảnh 1Trường tiểu học Lý Đạo Thành ở TP Sóc Trăng. Ảnh: Cao Xuân.

"Cuối lớp 5, vợ chồng tôi thấy Lâm đọc chữ rất chậm nên xin thầy chủ nhiệm cho con mình ở lại lớp để học thêm một năm. Tuy nhiên, thầy nói cháu học được, gia đình đồng ý thì nhà trường cho lên lớp. Tôi không biết chữ, gửi con cho nhà trường thì thầy giáo nói sao mình nghe vậy", người mẹ kể.

Năm học 2016-2017, Lâm được xét tuyển vào trường THCS Lê Vĩnh Hòa. Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm, nhà trường giật mình khi nam sinh không làm được bài kiểm tra, tên họ em viết cũng không rõ.

Sau hai tuần học lớp 6, giáo viên phát hiện học lực của Lâm rất kém, không làm được bài tập, đọc và viết cũng không được. Trước tình hình này, Trường THCS Lê Vĩnh Hòa buộc phải mời phụ huynh đến làm việc và quyết định chuyển Lâm trở lại tiểu học.

"Sau khi con tôi đến trường cũ, cô hiệu trưởng gọi lên và nói Lâm không thể học lớp 5 mà phải học lại. Nghe đến đây, mẹ con tôi chỉ biết ôm nhau khóc. Thấy vậy, trường cho học lớp 2 nhưng được vài ngày thì Lâm bỏ học vì mặc cảm", chị Giao chia sẻ.

Ngoài bức xúc khi thấy con "tuột cấp" khiến tâm lý của Lâm bị sốc, chị Giao còn buồn vì nhà nghèo mà tốn trên 3 triệu đồng để mua quần áo, tập sách cho nam sinh học lớp 6. Riêng tiền trường, nữ phụ huynh đóng 415.000 đồng, chỉ được nhận lại 170.000 đồng.

Mẹ nam sinh 'lớp 6 bị trả về lớp 1' ở miền Tây kêu cứu - ảnh 2Chị Giao kể chuyện từng xin cho con trai ở lại lớp. Ảnh: CTV.

"Lãnh đạo THCS Lê Vĩnh Hòa nói đầu năm tôi đóng tiền bàn ghế, điện nước, vệ sinh cho con thì không lấy lại được", mẹ nam sinh cho hay.

Nhìn con trai hàng ngày theo cha ra đồng, chị Giao không cam tâm nên người mẹ chạy đi khắp nơi để gõ cửa các cơ quan. Chị muốn con mình học lớp 5, chứ không thể đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học mà phải học lại lớp 1.

Bà Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Đạo Thành, xác nhận chuyện Lâm không biết đọc, biết viết.

Theo bà Hạnh, trường này đạt chuẩn quốc gia 4 năm trước. Hàng năm, để xét lên lớp, trường tổ chức thi, kiểm tra chéo, nhận xét đánh giá đầy đủ theo Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT. Để xảy ra tình trạng học sinh lên lớp nhưng không biết đọc là lỗi do nhà trường tin tưởng giáo viên.

Ông Ngô Hùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết ông vừa ký văn bản gửi Sở GD&ĐT để yêu cầu kiểm tra, rà soát những trường hợp học sinh yếu kém vẫn được các trường cho lên lớp. Sau khi ngành giáo dục rà soát tất cả các trường hợp, tỉnh sẽ có ý kiến xử lý vụ việc đến nơi đến chốn.

* Tên nam sinh đã thay đổi.

Đọc tiếp »

Nhiều vụ đánh nhau, quay video vì Facebook

Nhóm nữ sinh ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa đánh nhau bị quay clip tung lên mạng xã hội. Ảnh: Cắt từ clip.Nhóm nữ sinh ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa đánh nhau bị quay clip tung lên mạng xã hội. Ảnh: Cắt từ clip.

Cụ thể ngày 23/9, khi nữ sinh Đ.T.T.O (học sinh lớp 11B, trường THPT Thiệu Hóa) đã bình luận với ý trêu đùa bức ảnh mà nữ sinh T.T.T.H (học sinh lớp 11A6, trường THPT Dương Đình Nghệ) đăng trên facebook. Hai bên nhắn tin qua lại, phát sinh mâu thuẫn, rồi hẹn gặp nhau trước cổng trường sau giờ tan học để giải quyết. Hai bên to tiếng, có sự cổ vũ của một số người nên xông vào đánh nhau, rồi Đ.T.T.O bị đánh hội đồng.

Trước đó, ngày 27/8, một nữ sinh lớp 10, trường THPT thị xã Sầm Sơn cũng bị một nhóm bạn nữ đánh, lột quần áo, quay video rồi đẩy lên mạng facebook. Gần đây nhất, vào cuối tháng 9/2016, một video nhóm nữ đánh hội đồng một bạn nữ xảy ra tại huyện Tĩnh Gia cũng được đẩy lên mạng facebook… Hiện các vụ việc đang được ngành chức năng xem xét để đưa ra hình thức xử lý đối với học sinh và các cá nhân liên quan.

Lo lắng trước tình trạng học sinh vào facebook có thể gặp nhiều rủi ro, chị Nguyễn Thị Thiện, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa nói: “Con tôi mới học THCS những đã sử dụng thành thạo facebook, giao lưu ảo với những người không quen biết… Gia đình cũng có kiểm soát, nhắc nhở việc này, nhưng không thể lúc nào cũng theo dõi được. Nhiều lúc tôi có cảm giác con bị “nghiện” facebook ảnh hưởng đến việc học tập.

Giải thích sau sự việc học sinh của trường tham gia đánh nhau do mâu thuẫn trên facebook, ông Lê Anh Niên - Hiệu trưởng Trường THPT Thiệu Hóa cho biết sẽ có biện pháp giáo dục học sinh trong việc sử dụng mạng facebook cũng như các trang mạng xã hội khác để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, ngăn chặn bạo lực học đường.

“Ngành giáo dục đang xem xét hình thức giáo dục học sinh, sinh viên về ứng xử trên mạng xã hội, mạng facebook tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc như đánh nhau, tổ chức đánh nhau, rồi quay video đẩy lên facebook để câu like...” - ông Nguyễn Ngọc Dũng - Trưởng phòng pháp chế học sinh, sinh viên, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết.

Trước tình trạng trên, Sở GD&ĐT đã có các công văn gửi các đơn vị, với các giải pháp cụ thể như: Phối hợp với chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, tạo điều kiện để các tổ chức Đoàn, Đội phát huy tích cực vai trò của mình; Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; Nêu cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, bộ môn trong việc ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, vi phạm chuẩn mực đạo đức, lối sống và các hành vi bạo lực học đường. Trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trước lãnh đạo địa phương và lãnh đạo ngành giáo dục về kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên trên địa bàn…

Đọc tiếp »

Học sinh vùng biển được miễn học phí

Trước đó Tiền Phong thông tin, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã có văn bản đề nghị lên Sở Tài chính, UBND và Thường trực HĐND tỉnh về việc miễn học phí cho 16.000 học sinh các cấp, có hộ khẩu thường trú tại 4 huyện ven biển Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng (trong đó có 9.500 học sinh đang học tập tại 4 huyện, số còn lại có hộ khẩu tại địa phương song học ở những trường khác trong tỉnh).

Lý do, bước vào năm học mới, nhiều gia đình ở vùng biển không có thu nhập nên không có tiền đóng học phí và các khoản thu đầu năm…, có nguy cơ bỏ học cao.

Đọc tiếp »

Trường Cao đẳng Y Dược chạy đua chất lượng để hút thí sinh?

Trường Cao đẳng nghề Y Dược Pasteur là trường có thương hiệu lớn trong đào tạo nhân lực Y tế trình độ Cao đẳng các chuyên ngành Dược, Điều dưỡng và Xét nghiệm.

Theo tiến sĩ khoa học Y Dược Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Y Dược Pasteur cho biết: Để người học có kỹ năng tay nghề tốt thì việc quan trọng nhất là phải kiểm soát chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên Y Dược và nên có bệnh viện thực hành trực thuộc Trường như mô hình Bệnh Viện – Trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang là một cơ sở Y tế khám chữa bệnh chuyên sâu về Y học cổ truyền cho nhân dân trên địa bàn thủ đô và cũng là nơi thực tập, thực tế, thực hành trực do Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur trực tiếp quản lý nên nhà trường yên tâm về việc kiểm soát chất lượng đào tạo thực hành Y Dược.

Nâng cao chất lượng đào tạo Cao đẳng Y Dược để hút thí sinh?

Thực tế cho thấy, chỉ trong một thời gian ngắn số lượng cơ sở đào tạo Cao đẳng Y Dược đã tăng nhanh khiến người học băn khoăn về chuyên môn của giảng viên và bệnh viện thực hành. Một số ít các Trường Cao đẳng Y Dược đã tự đầu tư bệnh viện riêng theo mô hình Bệnh Viện – Trường Y nhằm bứt phá về chất lượng đào tạo khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh trong bối cảnh gần như các Trường Cao đẳng Y Dược chưa có bệnh viện trực thuộc trường để cho sinh viên thực tập, thực tế mà vẫn phải gửi nhờ các bệnh viện để thực tập.

Trao đổi xung quanh việc nâng cao chất lượng đào tạo thực hành thực tập bệnh viện, hướng tới chất lượng tay nghề của sinh viên Cao đẳng Y Dược đạt chuẩn Bộ Y tế, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh Viện Nhà trường hoạt động theo cơ chế tự chủ lấy thu bù chi theo cơ chế thị trường nên bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn nhưng ban lãnh đạo Nhà trường nhận thức sâu sắc rằng muốn có được đội ngũ cán bộ y tế giỏi thì ngoài đội ngũ giảng viên tốt còn phải có cơ sở vật chất thực hành đạt chuẩn và có phương pháp quản trị khoa học thì mới đáp ứng được các tiêu chí chất lượng đào tạo gắn với việc làm cho sinh viên Y Dược ngay sau khi ra trường.

 Trường Cao đẳng Y Dược chạy đua chất lượng để hút thí sinh? - ảnh 1
Trong bối cảnh có nhiều cơ sở đào tạo Cao đẳng Y Dược khắp các tỉnh thành trên toàn quốc thì cuộc đua chất lượng đào tạo của những Trường Y Dược có giảng viên có trình độ chuyên môn cao cùng với cơ sở vật chất Bệnh viện trực thuộc Trường theo mô hình đào tạo Bệnh Viện – Trường học mới là yếu tố quyết định để thu hút thí sinh.

Theo Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn giảng viên Trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur cho biết Bệnh viện tư tuy trực thuộc Trường nhưng cũng cung cấp dịch vụ y tế nên hoạt động như một doanh nghiệp. Ngoài việc tiếp nhận sinh viên thực hành thực tế thì vẫn phải hoạt động phục vụ bệnh nhân tốt để có nguồn thu chi trả các chi phí liên quan đến vận hành bộ máy hoạt động của Bệnh viện.

Do vậy, các Trường Cao đẳng Y Dược trong bối cảnh xã hội hoá Giáo dục – Y tế Việt Nam theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đều phải cạnh tranh về chất lượng tốt, học phí thấp để thu hút sinh viên. Trường nào có giảng viên tốt, cơ sở vật chất bệnh viện thực hành thực tập tốt và lãnh đạo có trình độ quản lý tốt thì sẽ thu hút được nhiều sinh viên.

Nhân dịp kỷ niệm 8 năm thành lập Trường Cao đẳng Nghề Y Dược Pasteur thông báo xét tuyển các chuyên ngành Cao đẳng Y Dược (chuyên ngành Kỹ thuật Dược, Điều Dưỡng, Xét Nghiệm) học tại Tp Hà Nội hoặc Tp HCM sẽ được miễn 100% học phí năm 2016.

Hồ sơ xét tuyển Trường Cao đẳng Y Dược năm 2016 bao gồm:

Giấy chứng tốt nghiệp tạm thời THPT (bản sao) đối với thí sinh vừa tốt nghiệp năm 2016.

Bản sao bằng THPT đối với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2016.

Học bạ THPT (bản sao photo công chứng)

Một phong bì có dán tem thư và ghi rõ địa chỉ liên lạc và số điện thoại của thí sinh.

Thí sinh nộp hồ sơ Trường Cao đẳng Nghề Y – Dược Pasteur Tp HCM qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp theo địa chỉ:

Cơ sở đào tạo tại TP HCM: sô 37/3 đường Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại tuyển sinh Tp HCM: 08.6295.6295 – 09.6295.6295

 Trường Cao đẳng Y Dược chạy đua chất lượng để hút thí sinh? - ảnh 2
Cơ sở tại TP Hà Nội: Địa chỉ phòng 106 nhà B - 131 Thái Thịnh – Quận Đống Đa – Tp Hà Nội. Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0439.131.131 – 09.8258.8258

Tư vẫn trực tuyến trên Facebook: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Đọc tiếp »

Những trường học đẹp nhất thế giới

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Đọc tiếp »

Nhiều trường phổ thông 'ngóng' đề thi mẫu

Ông Nguyễn Quang Thuấn, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Thái Nguyên cho rằng, với phương án thi năm nay, lo cấu trúc bài thi tổ hợp và thi trắc nghiệm môn Toán.

Đánh giá về phương án thi mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, ông Thuấn cho rằng phương án thi 2017 có thay đổi khá nhiều. Do đó, cả phụ huynh và học sinh đều rất lo, nhất là đề thi trắc nghiệm môn Toán.

Một thay đổi trong phương án thi 2017 là số lượng câu hỏi tăng lên và tăng thời gian làm bài thi, ông Thuấn cho rằng, điều đó là phù hợp.

“Như thế, chúng ta yên tâm hơn vì đề thi đủ lớn thì độ phủ kiến thức sẽ lớn hơn.”- Ông Thuấn nói.

“Việc thay đổi phương thức thi, hơn ai hết, chúng tôi ý thức được đội ngũ giáo viên phải nắm chắc trước tiên, do đó sẽ phải triển khai các phương án ôn tập sao cho thích hợp với học sinh. Ví dụ, với môn Giáo dục công dân, khi có đề thi mẫu, chúng tôi sẽ cho các em thực hành nhiều để cá em tiếp cận cách làm bài thật tốt”- ông Thuấn cho biết thêm.

Ông Thuấn khẳng định, việc thay đổi phương án thi là thay đổi về mặt kĩ thuật, còn nền tảng học tập vẫn quan trọng nhất. Do vậy, phải để các em làm quen và yên tâm học tập tốt mới có thể bước vào kì thi.

Thầy Nguyễn Văn Tấn - Hiệu trưởng trường Chuyên Lê Thánh Tông (Đà Nẵng) cho rằng, các em học sinh lớp 12, các phụ huynh và cả xã hội đang rất lo lắng về phương án thi năm 2017.

Theo ông Tấn, hiện nay chưa biết Bộ và tác giả của bộ đề này sẽ ra cái gì, ra như thế nào khi đề ra 2 trong 1, lấy tốt nghiệp và để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ nên đề làm không phải là dễ.

“Vấn đề không phải là trắc nghiệm hay tự luận mà vấn đề mục đích kì thi đó làm gì, mục đích của kì thi này là gì. Theo tôi mục đích mới quan trọng chứ Ngữ văn thi trắc nghiệm vẫn hay”- ông Tấn khẳng định.

Số lượng câu hỏi nhiều, học sinh sẽ bị áp lực

Thầy Lê Vinh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Đà Nẵng cho rằng, trước đây đưa ra dự thảo có 60 câu hỏi trong bài thi tổ hợp giờ Bộ tăng lên 120 câu hỏi trong bài thi tổ hợp. Và nếu như 120 câu hỏi thực hiện trong 150 phút với học sinh phổ thông sẽ có một áp lực.

Vì đạt đủ 120 câu hỏi, với câu hỏi 4 phương án và phương án đưa ra dài sẽ làm cho học sinh làm đoạn đầu hiệu quả, đoạn sau thì tư duy mệt mỏi rồi những câu hỏi sau chất lượng sẽ khó khăn hơn.

“Thực sự Bộ GD&ĐT đưa ra hệ thống câu hỏi đó sẽ đánh giá được học sinh. Tuy nhiên, băn khoăn ở chỗ số lượng câu hỏi nhiều, và trong 150 phút về mặt sinh lý không chịu được thì chất lượng câu cuối hiệu quả không cao. Thực sự việc gì cũng có 2 mặt, muốn đánh giá được chất lượng của học sinh tốt nhất nhiều nhất phải dùng nhiều câu hỏi nhưng dùng nhiều câu hỏi chi phối bởi thời lượng và tuy duy của các em”- Ông Vinh nói.

Ông Vinh chia sẻ mong muốn về đề thi môn Toán cũng như các môn: “Nội dung câu hỏi làm sao ngắn, gọn, các em đọc khoảng thời gian như vậy sẽ đủ thời gian làm bài”.

Ông Vinh cho rằng, môn Toán thi trắc nghiệm để đánh giá học sinh tốt nghiệp THPT thì phù hợp chỉ có học sinh giỏi có nhiều cái tư duy logic, còn tốt nghiệp ra đề trắc nghiệm là tốt. Tương tự như vậy, đánh giá hợp lý vì vừa đảm bảo khách quan, đảm bảo được khi chấm bài không bị tác động, chênh lệch, không sai số.

“Giờ làm sao vừa cung cấp cho học sinh đơn vị kiến thức vừa làm sao các đơn vị kiến thức đó làm được câu hỏi trắc nghiệm. Khi cấu trúc đề thi của Bộ ban hành thì mới chỉ đạo sát hơn”- ông Vinh nói.

Ông Vinh cũng lo lắng ở môn Môn Giáo dục công dân: “ Sau khi có phương án đưa môn Giáo dục công dân thì đã họp tổ ở môn này và có những chỉ đạo viết lại khung chương trình. Trong thời gian tới sẽ vừa dạy như cũ và cũng đưa ra bộ câu trắc nghiệm để học sinh làm quen”.

Đọc tiếp »

Ông Đinh Thế Huynh: Sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục về học ngoại ngữ

Ông Đinh Thế Huynh tiếp xúc cử tri Đà Nẵng sáng ngày 4/10Ông Đinh Thế Huynh tiếp xúc cử tri Đà Nẵng sáng ngày 4/10

Trong buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Cẩm Lệ (TP. Đà Nẵng) hôm nay 4/10, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhận được nhiều câu hỏi về các vấn đề nóng như Formosa, tham nhũng, vụ máy bay rơi…

Cử tri Đà Nẵng cũng quan tâm và đặt nhiều câu hỏi về giáo dục, đề nghị chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT về chương trình học, làm rõ cái gốc của sự học là gì…

Đặc biệt cử tri đề nghị làm rõ các vấn đề về việc học ngoại ngữ vốn đang được dư luận quan tâm hiện nay.

Trả lời các câu hỏi này, ông Đinh Thế Huynh cho rằng Trung ương đã có Nghị quyết đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo, và đã có luật xác định rõ chủ trương, phương pháp đổi mới.

Ông Đinh Thế Huynh cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đề nghị chất vấn Bộ Giáo dục về việc học ngoại ngữ.

“Chúng tôi sẽ trao đổi lại với với Bộ trưởng GD-ĐT về việc học ngoại ngữ, như học ngoại ngữ là ngoại ngữ nào, từ lứa tuổi nào, lớp mấy cho phù hợp” - ông Huynh nói.

“Cũng cần phải học nhiều ngoại ngữ. Chúng ta có mối bang giao với nhiều nước trên thế giới, không chỉ tập trung với một thứ tiếng nào. Do đó, cần nắm nhiều ngoại ngữ để có thể thực hiện bang giao với quốc tế ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…” - ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh.

Đọc tiếp »